Vụ học sinh lớp 3 bị tông chấn thương sọ não: Ai chịu trách nhiệm bồi thường?

Vụ học sinh lớp 3 bị tông chấn thương sọ não: Ai chịu trách nhiệm bồi thường? – rss

Vụ học sinh lớp 3 bị tông chấn thương sọ não: Ai chịu trách nhiệm bồi thường? - Ảnh 1.

Cháu N. – học sinh lớp 3 – bị tông chấn thương sọ não, phải ‘sống đời thực vật’

Giao xe máy cho con chưa thành niên, cha mẹ có thể vướng lao lý

Theo luật sư Nguyễn Ngô Quang Nhật (Đoàn luật sư TP.HCM), theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật Hình sự có quy định khác.

Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều quy định tại khoản 2 điều 12 Bộ luật Hình sự.

Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khỏe quy định tại điều 60 Luật Giao thông đường bộ, và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Độ tuổi của người lái xe quy định như sau: Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi lanh dưới 50cm3;

Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh từ 50cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;…

Vì vậy trường hợp cha, mẹ giao xe cho con (không đủ các điều kiện theo luật nêu trên) tham gia giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thì cha, mẹ có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ (điều 264 Bộ luật Hình sự).

Trong trường hợp người dưới 15 tuổi mà tự ý lái xe máy gây tai nạn (cha mẹ không biết việc con lấy xe máy), thì người con chưa đủ tuổi để chịu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.

Tuy nhiên lúc này cha mẹ của người này vẫn phải có trách nhiệm bồi thường dân sự cho nạn nhân.

Cha mẹ vẫn phải bồi thường khi con chưa thành niên tự ý lái xe gây tai nạn

Theo luật sư Nguyễn Quốc (Đoàn luật sư TP.HCM), điều 586 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại.

Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Điều 2 của nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự 2015 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, quy định chủ sở hữu tài sản phải bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra, trừ trường hợp người chiếm hữu tài sản đó phải chịu trách nhiệm bồi thường nếu đang nắm giữ, chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp tài sản như chủ thể có quyền đối với tài sản tại thời điểm gây thiệt hại (ví dụ thông qua hợp đồng cho thuê tài sản hợp pháp mà việc sử dụng xe ô tô là do bên thuê quyết định).

Như vậy trong trường hợp điều khiển phương tiện gây tai nạn mà bên điều khiển phương tiện không nắm giữ, chi phối tài sản (như trong trường hợp trẻ vị thành niên tự lấy xe chạy gây tai nạn) thì chủ xe (là cha mẹ) vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Ngoài ra theo quy định tại khoản 2 điều 885 Bộ luật Dân sự năm 2015, trường hợp người chưa đủ 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại. Nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu.

Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình. Nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

Như vậy trong trường hợp này, trẻ dưới 15 tuổi tự ý điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn và gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của người khác thì cha mẹ phải là người chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại.

Tag: phapluat-tuoitre

How useful was this post?

Click on a star to rate it!

Average rating 5 / 5. Vote count: 4

No votes so far! Be the first to rate this post.