Vụ 3.500 tấn giá đỗ “ngậm” chất cấm tuồn ra thị trường: Trách nhiệm thuộc về ai?

Vụ 3.500 tấn giá đỗ “ngậm” chất cấm tuồn ra thị trường: Trách nhiệm thuộc về ai? – rss

Ngày 21/4, ông Nguyễn Hồng Phong, Phó Chi cục trưởng, Chi cục Quản lý thị trường (Sở Công thương Nghệ An) cho biết, đơn vị chủ yếu kiểm tra các mặt hàng của ngành công thương quản lý. Giá đỗ là thực phẩm, thuộc về Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trong khi đó, một cán bộ Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm Nghệ An cho biết, vấn đề này thuộc lĩnh vực nông nghiệp.

Vụ 3.500 tấn giá đỗ "ngậm" chất cấm tuồn ra thị trường: Trách nhiệm thuộc về ai? ảnh 1

Công an Nghệ An kiểm tra cơ sở sản xuất giá đỗ ngâm hóa chất độc hại

Ông Nguyễn Văn Hà, Chi cục trưởng Chi cục chất lượng, chế biến và phát triển thị trường Nghệ An cho hay, do quy định về phân cấp quản lý, đối với các cơ sở sản xuất không có giấy phép đăng ký hộ kinh doanh thì do phường, xã quản lý. Còn đối với các cơ sở sản xuất có giấy phép đăng ký hộ kinh doanh thì do thành phố quản lý.

“Sau khi có thông tin, chi cục đã tập trung theo dõi, bố trí 3 cán bộ phối hợp với Công an tỉnh Nghệ An để lấy mẫu, kiểm tra tại các cơ sở sản xuất giá đỗ ở 3 phường Vinh Tân, Trung Đô và Nghi Phú (thành phố Vinh). Thời gian tới, đơn vị tiếp tục đẩy mạnh giám sát, theo dõi, kiểm tra các cơ sở kinh doanh trên địa bàn. Bên cạnh đó, đẩy mạnh tập huấn về an toàn vệ sinh thực phẩm. Tăng cường chỉ đạo, phân cấp các đơn vị ở cơ sở, thậm chí đến khối xóm phải sát sao hơn nữa để kịp thời phát hiện những cơ sở, hộ dân vi phạm…”, ông Hà nói.

Vụ 3.500 tấn giá đỗ "ngậm" chất cấm tuồn ra thị trường: Trách nhiệm thuộc về ai? ảnh 2

Bên trong một cơ sở sản xuất giá đỗ ngâm chất cấm

Còn ông Nguyễn Đình Thanh, Chủ tịch UBND phường Vinh Tân cho biết, lực lượng tại địa phương còn mỏng trong khi khối lượng công việc lớn. Các điều kiện về cơ sở vật chất và thiết bị máy móc ở phường để kiểm tra một đơn vị an toàn thực phẩm là không có để đáp ứng.

“Qua thông tin một số nguồn thực phẩm và một số cơ sở sản xuất không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, người dân khi mua bán nên lựa chọn các cơ sở uy tín, có thương hiệu. Nếu phát hiện hộ kinh doanh, sản xuất nào có biểu hiện không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thì nên báo với chính quyền”, ông Thanh chia sẻ.

Vụ 3.500 tấn giá đỗ "ngậm" chất cấm tuồn ra thị trường: Trách nhiệm thuộc về ai? ảnh 3

Giá đỗ ngâm, tưới “nước kẹo” thân đều, mập, không có rễ hoặc rễ ngắn, màu trắng bóng

Theo ông Thanh, năm 2024, UBND phường đã tổ chức kiểm tra 146 cơ sở sản xuất, kinh doanh liên quan đến an toàn thực phẩm, trong đó xử phạt 6 cơ sở, yêu cầu dừng hoạt động 1 cơ sở sản xuất giá đỗ tại đường Nguyễn Viết Nhung. Phường cũng phối hợp Đội Cảnh sát kinh tế thành phố Vinh xử phạt 1 cơ sở giá đỗ tại khối Yên Giang vi phạm về vệ sinh trong cơ sở sản xuất. .

Quý 1 năm 2025, phường đã xây dựng kế hoạch, ra quân kiểm tra xử lý vi phạm an toàn thực phẩm, trong đó làm triệt để vi phạm buôn bán trước cổng trường (xử lý 3 trường hợp). Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong quá trình thực thi nhiệm vụ, phường đã thực hiện kiểm tra liên ngành về phòng cháy chữa cháy, gian lận thương mại, hàng giả hàng kém chất lượng…

Vụ 3.500 tấn giá đỗ "ngậm" chất cấm tuồn ra thị trường: Trách nhiệm thuộc về ai? ảnh 4

4 đối tượng bị bắt giữ

Trước đó, sau thời gian theo dõi, xác minh, thu thập chứng cứ, ngày 11/4, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu Công an tỉnh Nghệ An phối hợp nhiều đơn vị liên quan đồng loạt kiểm tra 4 cơ sở sản xuất giá đỗ trên địa bàn thành phố Vinh.

Cơ quan chức năng thu giữ gần 2.000 thùng chứa khoảng 25 tấn giá đỗ; 25 lít dung dịch hóa chất “nước kẹo” (6-Benzylaminopurine) nguyên chất và 150 lít dung dịch đã pha chế để phục vụ việc sản xuất giá đỗ, cùng một số tang vật liên quan khác.

Bốn chủ cơ sở sản xuất giá đỗ đã bị khởi tố, tạm giam để phục vụ công tác điều tra gồm: Lưu Mạnh Hưởng (SN 1993), Lưu Văn Trung (SN 1997, cùng trú tại xã Trực Hùng, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định); Trần Khắc Duy (SN 1990) và Nguyễn Văn Hướng (SN 1998, cùng trú tại phường Vinh Tân, thành phố Vinh).

Vụ 3.500 tấn giá đỗ "ngậm" chất cấm tuồn ra thị trường: Trách nhiệm thuộc về ai? ảnh 5

Cơ quan chức năng lấy lời khai của đối tượng Lưu Mạnh Hưởng

Các chủ cơ sở sản xuất giá đỗ khai nhận mua “nước kẹo” trên mạng xã hội, sau đó pha chế, tưới vào các thùng ủ giá đỗ nhằm tăng lợi nhuận. Việc ngâm, tưới “nước kẹo” làm cây giá đỗ mập, trắng, không có rễ, không bị thối hỏng và mọng nước hơn, nhờ vậy tăng khối lượng thành phẩm 20 – 25% so với không sử dụng.

Trung bình, mỗi cơ sở sản xuất 3 – 5 tấn giá đỗ/ngày, cung cấp cho các tiểu thương tại chợ đầu mối thành phố Vinh với giá 10.000 – 15.000 đồng/kg. Số giá đỗ này sau đó được chuyển đến các chợ dân sinh ở Nghệ An, Hà Tĩnh để tiêu thụ.

Theo cơ quan điều tra, từ tháng 6/2024 tới thời điểm bị phát hiện, 4 cơ sở này đã bán ra thị trường khoảng 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất độc hại.

Tag: phapluat-tienphong

How useful was this post?

Click on a star to rate it!

Average rating 5 / 5. Vote count: 7

No votes so far! Be the first to rate this post.