Trình Quốc hội việc sắp xếp các tổ chức trong Mặt trận Tổ quốc

Trình Quốc hội việc sắp xếp các tổ chức trong Mặt trận Tổ quốc – rss

Ngày 21/5, Quốc hội sẽ xem xét sửa đổi Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trong đó có việc sắp xếp lại tổ chức, hội quần chúng trực thuộc.

Dự thảo luật quy định vị trí, vai trò, nguyên tắc tổ chức, hoạt động và tổ chức bộ máy của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trong đó khẳng định Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một bộ phận của hệ thống chính trị của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Mặt trận giữ vai trò chủ trì, các tổ chức chính trị – xã hội cùng với các tổ chức thành viên khác phối hợp, đồng thời phát huy sự chủ động, sáng tạo của mỗi tổ chức trong hiệp thương dân chủ, thống nhất hành động.

Các tổ chức chính trị – xã hội, các hội do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ là các tổ chức thành viên trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được tổ chức và hoạt động thống nhất trong Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Quy định này thực hiện theo Điều 9, Điều 10 Hiến pháp năm 2013 (sau sửa đổi, bổ sung).





Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến. Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội

Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến. Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội

Ngoài ra, dự luật cũng điều chỉnh Tổ chức Mặt trận ở cấp tỉnh, cấp xã, không tổ chức ở cấp huyện để đồng bộ với việc sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương hai cấp.

Để đồng bộ với các nội dung trong luật này, Quốc hội cũng xem xét sửa đồng thời hai luật khác là Công đoàn và Thanh niên. Trong đó, dự thảo khẳng định Công đoàn và Đoàn thành niên cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức thành viên trực thuộc Mặt trận.

Công đoàn là đại diện của người lao động ở cấp quốc gia trong quan hệ lao động và quan hệ quốc tế về công đoàn. Hệ thống tổ chức của Công đoàn cũng đồng bộ với mô hình chính quyền địa phương hai cấp. Dự luật cũng thể chế hóa chủ trương kết thúc hoạt động của công đoàn viên chức, công đoàn lực lượng vũ trang; giảm mức đóng góp công đoàn phí của đoàn viên.

Qua 10 năm thi hành Luật, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã khẳng định vai trò quan trọng, tính chất liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện. Khối liên minh chính trị không ngừng được mở rộng, tăng cường, công tác Mặt trận ngày càng đạt kết quả cao và toàn diện trên nhiều lĩnh vực.

Tuy nhiên, tổ chức bộ máy của Mặt trận, tổ chức chính trị xã hội, các hội quần chúng được đánh giá chậm đổi mới. Lực lượng và đội ngũ cán bộ tập trung ở trung ương, cấp tỉnh, cấp xã còn mỏng và chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của công tác Mặt trận phải gần dân, sát dân, gắn bó với dân.

Trong một số hoạt động, một số thời điểm, việc phối hợp các tổ chức thành viên của Mặt trận chưa chặt chẽ, có sự trùng lắp chức năng, nhiệm vụ. Việc hiệp thương, phối hợp và thống nhất hành động của Mặt trận với các tổ chức thành viên chưa rõ vai trò chủ trì và phối hợp, chưa rõ nguyên tắc thống nhất và phát huy sự chủ động, sáng tạo của mỗi tổ chức thành viên.

Để kịp thời giải quyết những vấn đề tồn tại trên, cùng việc tổ chức bộ máy của Mặt trận, các tổ chức chính trị – xã hội, các hội quần chúng, việc sửa đổi các luật trên là cấp thiết. Dự án luật sẽ tạo lập cơ sở pháp lý đầy đủ nhằm nâng cao vai trò, vị thế chủ trì của Mặt trận và phát huy vai trò phối hợp, chủ động, sáng tạo các tổ chức chính trị – xã hội, các hội quần chúng.

Cuối tháng 2, Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu xây dựng đề án sắp xếp, tinh gọn các cơ quan Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị – xã hội, các hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ (cấp trung ương, tỉnh, xã) sau sáp nhập.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu sắp xếp lại các tổ chức chính trị – xã hội, hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ về trực thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để đồng bộ với cơ cấu tổ chức đảng hiện nay.

Ngoài nội dung trên, sáng 21/5, Quốc hội thảo luận hội trường việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa 15 và HĐND các cấp; ngày bầu cử toàn quốc nhiệm kỳ 2026-2031. Các đại biểu sẽ bấm nút, thông qua hai nội dung này sau khi kết thúc thảo luận. Sau đó, Quốc hội tiếp tục thảo luận dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.

Buổi chiều, Quốc hội thảo luận tổ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng.

Sơn Hà

Tag: thoisu-vnexpress

How useful was this post?

Click on a star to rate it!

Average rating 5 / 5. Vote count: 7

No votes so far! Be the first to rate this post.