TP HCM xưa và nay qua các địa điểm lịch sử năm 1975

TP HCM xưa và nay qua các địa điểm lịch sử năm 1975 – rss

Tòa nhà Pittman 22 Gia Long (nay là 22 Lý Tự Trọng)

Trước năm 1975, đây là khu nhà ở của nhân viên Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) tại Sài Gòn. Toà nhà thuộc 13 địa điểm di tản của người Mỹ bằng trực thăng trong chiến dịch “Gió lốc”.

Sau 50 năm, hiện tòa nhà vẫn giữ nguyên kiến trúc ban đầu, nằm trên đường 22 Lý Tự Trọng, quận 1.

Click để lật ảnh

Click để lật ảnh

Hình ảnh được chụp ngày 29/12/1975, trước khi quân Giải phóng tiếp quản thành phố. Vị trí chiếc trực thăng đáp xuống trước đây hiện là sân thượng tòa nhà, trên nóc buồng thang máy. Ảnh: Hubert van Es/UPI (ảnh trước) và Phùng Tiên (ảnh sau)

Cầu Rạch Chiếc

Cầu Rạch Chiếc cách trung tâm thành phố khoảng 10 km về phía đông, nối TP HCM với các tỉnh Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và miền Trung. Từ 27/4 đến 30/4/1975, nơi đây đã diễn ra cuộc giằng co ác liệt giữa các chiến sĩ đặc công quân Giải phóng với quân lực Việt Nam Cộng hòa. Sau nhiều đợt đánh đi đánh lại, sáng 30/4/1975, các chiến sĩ thành công giữ vững cầu, mở đường đón đại quân vào trung tâm. 52 người lính đã hy sinh tại đây ngay trước ngày thống nhất.

Hiện, cầu Rạch Chiếc được thay mới bằng cầu bê tông với 3 nhánh riêng biệt và 10 làn xe chạy. Năm 2015, Công viên – bia tưởng niệm 52 chiến sĩ Tiểu đoàn 81 thuộc Lữ đoàn 316 và hai phân đội Z22, Z23 (Lữ đoàn đặc công biệt động) hy sinh trong chiến dịch Hồ Chí Minh – được khánh thành ngay dưới chân cầu.

Click để lật ảnh

Click để lật ảnh

Ảnh: Tư liệu (ảnh trước) và Phùng Tiên (ảnh sau)

Cầu Tân Cảng (nay là cầu Sài Gòn)

Cầu Tân Cảng nằm ở cửa ngõ phía đông bắc TP HCM. Đây là chốt kháng cự cuối cùng của Việt Nam Cộng hoà mà quân Giải phóng phải vượt qua trước khi vào trung tâm thành phố ngày 30/4/1975.

Sau năm 1975, cầu Tân Cảng đổi tên thành Sài Gòn. Năm 2012, cầu Sài Gòn 2 được xây song song với cầu cũ, là một phần của dự án mở rộng Xa lộ Hà Nội nhằm giảm áp lực giao thông cho khu vực phía đông TP HCM.

Click để lật ảnh

Click để lật ảnh

Ảnh: Tư liệu (ảnh trước) và Phùng Tiên (ảnh sau)

Sân bay Tân Sơn Nhất

Sân bay Tân Sơn Nhất từng là cứ điểm quan trọng của chính quyền Việt Nam Cộng hoà, do đó, đây cũng thuộc mục tiêu trọng yếu mà quân Giải phóng cần tiến chiếm trong chiến dịch Hồ Chí Minh ngày 30/4/1975. Sau thống nhất, đây trở thành sân bay quốc tế chính của khu vực phía Nam.

Tân Sơn Nhất hiện là một trong ba cửa ngõ hàng không quốc tế lớn nhất cả nước, cùng với Nội Bài và Đà Nẵng, tuy nhiên thường xuyên quá tải. Năm 2025, sân bay được mở rộng thêm nhà ga T3 nhằm đáp ứng nhu cầu di chuyển ngày càng cao của người dân.

Click để lật ảnh

Click để lật ảnh

Ảnh: TTX/AFP (ảnh trước) và Phùng Tiên (ảnh sau)

Đại sứ quán Mỹ

Nóc tòa nhà Đại sứ quán Mỹ là một trong hai địa điểm cất cánh chính của trực thăng trong chiến dịch di tản khẩn cấp “Gió Lốc”, từ trưa 29/4/1975 đến sáng 30/4/1975, với 81 trực thăng và 1000 lính thủy quân lục chiến được huy động.

Năm 1995, Việt Nam và Mỹ bình thường hóa quan hệ. 4 năm sau, trụ sở Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại TP HCM được xây dựng trên vị trí Đại sứ quán Mỹ trước đây, thay thế tòa nhà cũ đã đập bỏ. Hiện, hai nước đã nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện.

Click để lật ảnh

Click để lật ảnh

Ảnh: Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh (ảnh trước) và Phùng Tiên (ảnh sau)

Vòng xoay Lăng Cha cả – Ngã tư Bảy Hiền

Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, Lăng Cha Cả – ngã tư Bảy Hiền là hướng tấn công của quân Giải Phóng vào chiếm sân bay Tân Sơn Nhất và Bộ Tổng tham mưu Việt Nam Cộng Hòa. Cuộc đối đầu sáng 30/4/1975 khiến 9 xe tăng, xe thiết giáp của quân Giải phóng bị bắn cháy, 25 chiến sỹ hy sinh.

Sau 50 năm, ngã tư Bảy Hiền (quận Tân Bình) trở thành nút giao quan trọng nối bốn con đường huyết mạch: Cách Mạng Tháng Tám, Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, và Lý Thường Kiệt.

Click để lật ảnh

Click để lật ảnh

Ảnh: Corbis (ảnh trước) và Thanh Tùng (ảnh sau)

Dinh Độc Lập

Trước năm 1975, Dinh Độc lập là nơi ở và làm việc của Tổng thống Việt Nam Cộng hoà. Ngày 30/4/1975, Sài Gòn thất thủ. Quân Giải phóng tiến vào nội đô, húc tung cổng Dinh Độc Lập, thành trì cuối cùng của chính quyền Sài Gòn.

Sau hoà bình, Dinh Độc Lập được đổi tên thành Hội trường Thống nhất và được công nhận là di tích lịch sử quốc gia đặc biệt năm 1976.

Click để lật ảnh

Click để lật ảnh

Ảnh: Borries Gallasch, lưu tại Hội trường Thống Nhất (ảnh trước) và Phùng Tiên (ảnh sau)

Khách sạn Caravelle

Khách sạn Caravelle mở cửa năm 1959, là trụ sở của nhiều toà đại sứ và văn phòng các hãng thông tấn trong chiến tranh. Ban công và tầng thượng khách sạn cũng là địa điểm tác nghiệp quen thuộc của các nhà báo, nơi họ có thể chứng kiến toàn cảnh cuộc giao tranh.

Sau năm 1975, khách sạn được đổi tên thành Độc Lập, rồi lấy lại tên cũ sau hơn 20 năm. Đến 1997, Caravelle được nâng cấp để kết nối vào cao ốc 24 tầng kế bên.

Click để lật ảnh

Click để lật ảnh

Ảnh: Tư liệu khách sạn (ảnh trước) và Phùng Tiên (ảnh sau)

Công trường Lam Sơn

Công trường Lam Sơn từng là trung tâm của Sài Gòn, tập trung nhiều công trình quan trọng như Tòa nhà Quốc hội Việt Nam Cộng Hòa (nay là Nhà hát TP HCM).

Hiện, khu vực này không có nhiều thay đổi. Đây là địa điểm du lịch nổi tiếng của TP HCM bởi vị trí trung tâm và vẻ đẹp kiến trúc, lịch sử, dễ dàng kết nối với nhiều địa danh nổi tiếng khác trong thành phố như Nhà thờ Đức Bà, Dinh Độc Lập, Bưu điện Thành phố…

Click để lật ảnh

Click để lật ảnh

Các chiến sĩ Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam trước tòa nhà Quốc hội của chính quyền Sài Gòn ngày 30/4/1975. So với trước đây, khu vực này hiện không có nhiều thay đổi. Ảnh: AFP (ảnh trước) và Phùng Tiên (ảnh sau)

Khách sạn Majestic

Khách sạn Majestic xây dựng năm 1925, toạ lạc tại góc đường Đồng Khởi – Tôn Đức Thắng (phường Bến Nghé, quận 1 ngày nay), nhìn thẳng ra bờ sông Sài Gòn. Tháng 4/1975, khách sạn bị trúng pháo kích và được sửa lại theo lối kiến trúc châu Âu thời Phục hưng.

Năm 2007, Majestic được Tổng cục Du lịch công nhận là khách sạn đạt chuẩn 5 sao. Nơi đây từng đón tiếp nhiều nhân vật quan trọng đến TP HCM như Tổng thống Pháp Mitterrand, Thái tử Nhật Akishino, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long…

Click để lật ảnh

Click để lật ảnh

Chiến sĩ quân Giải phóng đàn hát trước thềm khách sạn Majestic trong buổi chiều ngày 30/4/1975. Khách sạn hiện được giữ nguyên kiến trúc so với trước đây. Ảnh: UPI (ảnh trước) và Phùng Tiên (ảnh sau)

Đường Tự Do (nay là Đồng Khởi)

Sau năm 1975, đường Tự Do đổi tên thành Đồng Khởi. Đây là một trong những con đường có lịch sử lâu đời nhất ở TP HCM với hơn 150 năm. Dọc trục đường hiện diện nhiều khách sạn hạng sang và mặt bằng cho thuê ở đây cũng thuộc top 15 địa điểm đắt nhất thế giới.

Click để lật ảnh

Click để lật ảnh

Đoàn xe quân Giải phóng lăn bánh trên đường Tự Do tiến vào trung tâm thành phố ngày 30/4/1975. Ảnh: Pham Khac / AFP (ảnh trước) và Phùng Tiên (ảnh sau)

Đường Nguyễn Hoàng (nay là Trần Phú)

Sau 1975, đường Nguyễn Hoàng đổi tên thành đường Trần Phú (quận 5). Hiện, đây là một trong các tuyến phố bán tranh nổi tiếng tại TP HCM.

Click để lật ảnh

Click để lật ảnh

Xác máy bay của quân Việt Nam Cộng hòa rơi trên đường Nguyễn Hoàng trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến. Hình ảnh được ghi lại tháng 5/1975. Ảnh: AFP (ảnh trước) và Phùng Tiên (ảnh sau)

Phủ Thủ tướng

Phủ Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa nằm trên đường Thống Nhất (đường Lê Duẩn, quận 1 ngày nay). Tại đây, sáng 30/4/1975, nội các Dương Văn Minh họp bàn, ghi âm lời tuyên bố đơn phương ngừng bắn.

Sau 50 năm, kiến trúc tòa nhà không có nhiều thay đổi. Hiện, nơi đây được tận dụng làm trụ sở của cơ quan Nhà nước.

Click để lật ảnh

Click để lật ảnh

Ảnh: Tư liệu (ảnh trước) và Phùng Tiên (ảnh sau)

Đài Tiếng nói Nhân dân TP HCM (VOH)

Đây là nơi Tổng thống Việt Nam Công hòa Dương Văn Minh thu âm lời tuyên bố đầu hàng không điều kiện trưa ngày 30/4/1975, sau khi quân Giải phóng chiếm Dinh Độc Lập. Cuộc chiến 30 năm chính thức khép lại, đất nước thống nhất hai miền.

Sau năm 1975, đài phát thanh Sài Gòn được đổi tên thành Đài Tiếng nói Nhân dân TP HCM. Hiện, gian phòng đọc tuyên ngôn độc lập vẫn được bảo quản tại Đài như một địa điểm lịch sử.

Click để lật ảnh

Click để lật ảnh

Ảnh: Thông tấn xã Việt Nam (ảnh trước) và Phùng Tiên (ảnh sau)

Phùng Tiên – Mây Trinh – Khánh Hoàng – Thanh Hạ

Tag: thoisu-vnexpress

How useful was this post?

Click on a star to rate it!

Average rating 5 / 5. Vote count: 7

No votes so far! Be the first to rate this post.