Toàn cảnh khu vực cầu Tứ Liên sẽ đi qua sau khi xây dựng xong

Toàn cảnh khu vực cầu Tứ Liên sẽ đi qua sau khi xây dựng xong – rss

Toàn cảnh khu vực cầu Tứ Liên sẽ đi qua sau khi xây dựng xong - Ảnh 1.

Khu vực bãi bồi sông Hồng dự kiến sẽ đặt trụ cầu Tứ Liên, hình thành cây cầu kết nối huyện Đông Anh và quận Tây Hồ – Ảnh: NAM TRẦN

Ngày 19-5, UBND TP Hà Nội đã tổ chức lễ khởi công cầu Tứ Liên bắc qua sông Hồng. Đây là cây cầu đặc biệt nối huyện Đông Anh và quận Tây Hồ với thiết kế 2 trụ đài dây văng xoắn.

Theo Hà Nội, việc đầu tư hoàn thành cây cầu sẽ tạo thuận lợi kết nối trung tâm Hà Nội với khu vực phía bắc, đông bắc sông Hồng, tỉnh Thái Nguyên, kết nối với Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc gia và tuyến đường từ sân bay Gia Bình về nội đô thủ đô.

cầu Tứ Liên - Ảnh 2.

Điểm đầu của dự án giao với đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ – Ảnh: PHẠM TUẤN

Vị trí điểm đầu tại nút giao với đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ, điểm cuối tại nút giao với trục TC13, huyện Đông Anh. Tổng chiều dài tuyến khoảng 3km.

Đoạn tuyến từ nút giao với trục TC13 đến đường Trường Sa thực hiện theo hồ sơ phương án, vị trí tuyến đường nối từ cầu Tứ Liên đến quốc lộ 3 mới, tỉ lệ 1/500 đã được UBND TP phê duyệt tại quyết định số 6381 ngày 11-12-2024.

cầu Tứ Liên - Ảnh 3.

Điểm cuối tại nút giao với trục TC13, huyện Đông Anh – Ảnh: NAM TRẦN

Hà Nội cho biết dự án cầu Tứ Liên là công trình cấp đặc biệt, đường đầu cầu là đường trục chính đô thị. Quy mô mặt cắt ngang đường chia thành 2 đoạn tuyến, cụ thể:

Toàn cảnh khu vực cầu Tứ Liên sẽ đi qua sau khi xây dựng xong - Ảnh 4.

Dự án sẽ kết nối với Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc gia và tuyến đường từ sân bay Gia Bình về nội đô thủ đô – Ảnh: NAM TRẦN

Cầu Tứ Liên quy mô mặt cắt ngang từ 43 – 44m gồm 6 làn xe cơ giới và các làn hỗn hợp, tách nhập, lề đi bộ…

Đường phía nam cầu quy mô mặt cắt ngang 48m, gồm cầu dẫn ở giữa, đường gom đô thị song hành và vỉa hè hai bên tuyến đường.

Đường phía bắc cầu quy mô mặt cắt ngang 60m, đã được xác định tại hồ sơ phương án, vị trí tuyến đường nối từ cầu Tứ Liên đến quốc lộ 3 mới, tỉ lệ 1/500 được UBND TP phê duyệt tại quyết định số 6381 ngày 11-12-2024.

Toàn cảnh khu vực cầu Tứ Liên sẽ đi qua sau khi xây dựng xong - Ảnh 5.

Cầu Tứ Liên và đường song hành 2 bên cầu sẽ đi qua khu vực Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc gia – Ảnh: NAM TRẦN

cầu Tứ Liên - Ảnh 8.
cầu Tứ Liên - Ảnh 9.
cầu Tứ Liên - Ảnh 10.

Dự án cầu Tứ Liên được Hà Nội đánh giá là công trình giao thông đặc biệt quan trọng, góp phần kết nối vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội – Ảnh: NAM TRẦN

cầu Tứ Liên - Ảnh 11.

Khu vực cầu Tứ Liên sẽ đi qua sau khi hoàn thành xong việc xây dựng – Ảnh: PHẠM TUẤN/Google maps

Video phối cảnh cầu Tứ Liên – Video: Đơn vị thiết kế 

Cầu Tứ Liên phải thi công vượt tiến độ

Cầu Tứ Liên có tổng mức đầu tư dự án là hơn 20.000 tỉ đồng. Dự án được thực hiện trong giai đoạn 2025 – 2027.

Tại lễ khởi công sáng 19-5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các nhà thầu thi công dự án cầu Tứ Liên không chỉ phải thực hiện đúng tiến độ, mà phải vượt tiến độ.

“Cầu này phải thi công trong vòng 24 tháng thôi. Mặt bằng thi công dự án không nhiều, chỉ hơn 5km, cần tăng ca tăng kíp, vận dụng tất cả những gì hiện đại nhất trong ngành xây dựng cho công trình này để rút ngắn thời gian” – Thủ tướng yêu cầu.

Ngoài việc đẩy nhanh tiến độ, Thủ tướng yêu cầu việc thi công dự án cầu Tứ Liên phải đảm bảo chất lượng, không được đội vốn và đảm bảo kỹ, mỹ thuật.

“Cây cầu là sản phẩm của du lịch, là công trình biểu tượng của thủ đô. Vì vậy về mỹ thuật còn điều chỉnh được đến đâu thì phải điều chỉnh trong quá trình thi công. Làm sao phải có sắc thái riêng, đẹp hơn cầu Nhật Tân” – ông nói.

Tag: kinhte-tuoitre

How useful was this post?

Click on a star to rate it!

Average rating 5 / 5. Vote count: 9

No votes so far! Be the first to rate this post.