Tỉnh Lâm Đồng mới có diện tích lớn nhất cả nước

Tỉnh Lâm Đồng mới có diện tích lớn nhất cả nước – rss

Bình Thuận - Ảnh 1.

Vùng biển Mũi Né, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận – Ảnh: ĐỨC TRONG

Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Bình Thuận vừa ban hành đề cương tuyên truyền thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn tỉnh.

Ngoài việc sắp xếp đơn vị hành chính trong tỉnh, đề cương còn trình bày thêm việc sáp nhập 3 tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận và Đắk Nông.

Sáp nhập thành tỉnh lớn nhất nước

Các tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận, Đắk Nông cũng nhiều lần được điều chỉnh, sắp xếp phù hợp với từng giai đoạn lịch sử và đã đạt được một số kết quả tích cực.

Tỉnh Lâm Đồng thuộc Nam Tây Nguyên, ở độ cao từ 300 – 1.500m so với mặt nước biển. Tỉnh này nằm giữa 3 vùng kinh tế lớn là vùng Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung và vùng Đông Nam Bộ, hiện có 137 đơn vị hành chính cấp xã.

Bình Thuận - Ảnh 2.

TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng

Bình Thuận là tỉnh cuối cùng của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, hiện có 121 đơn vị hành chính cấp xã.

Còn tỉnh Đắk Nông nằm ở cửa ngõ phía tây nam của Tây Nguyên và có 71 đơn vị hành chính cấp xã.

Theo nghị quyết số 60 của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, dự kiến sáp nhập 3 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông và Bình Thuận thành 1 tỉnh, có tên gọi là tỉnh Lâm Đồng.

Trung tâm hành chính – chính trị tỉnh sau hợp nhất dự kiến tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay. Tỉnh Lâm Đồng sẽ có diện tích 24.233,1 km² (lớn nhất cả nước), quy mô dân số khoảng 3,3 triệu người.

Không gian phát triển mới, bổ trợ lẫn nhau

Việc sáp nhập như trên sẽ giúp tỉnh mới có tiềm lực thu hút các dự án công nghiệp, dịch vụ quy mô lớn, mang đến cơ hội lớn về kết nối vùng, phát huy tiềm năng phát triển kinh tế – xã hội phù hợp với tình hình mới.

Hiện nay, mỗi tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông và Bình Thuận đều có những ưu thế riêng. Ưu thế của tỉnh này sẽ hỗ trợ tỉnh kia.

Việc sáp nhập góp phần thúc đẩy liên kết vùng, hình thành các trung tâm kinh tế lớn, các chuỗi giá trị đồng bộ từ khai thác đến chế biến và xuất khẩu.

Hệ thống giao thông liên tỉnh, liên vùng của 3 Lâm Đồng, Bình Thuận, Đắk Nông cơ bản hoàn thành.

Bình Thuận - Ảnh 3.

Cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây qua tỉnh Bình Thuận – Ảnh: ĐỨC TRONG

Sau khi sáp nhập, tỉnh mới sẽ có các sân bay quốc tế Liên Khương, Phan Thiết, đường sắt Bắc – Nam, cao tốc Bắc – Nam, các cảng biển và một số tuyến đường thủy nội địa (tỉnh Bình Thuận).

Về du lịch, tỉnh mới vừa sở hữu bờ biển dài, đẹp, vừa có rừng, núi non và hồ nhân tạo, đem lại trải nghiệm sinh thái đa dạng và độc đáo. Chuỗi sản phẩm “cao nguyên – biển” kết nối sẽ thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.

Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, khí hậu thuận lợi, tỉnh mới trải dài từ biển đến cao nguyên hình thành hệ tài nguyên đa dạng, bổ trợ lẫn nhau.

Từ đó mở ra quỹ đất và không gian rộng lớn để phát triển nông nghiệp công nghệ cao và các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, đặc thù riêng và nhu cầu phát triển các ngành, lĩnh vực.

Tỉnh mới còn có vùng lãnh hải rộng và là một trong ba ngư trường lớn của Việt Nam, với trữ lượng khai thác đánh bắt hải sản đạt 240.000 tấn hải sản các loại.

Sau khi sáp nhập, tỉnh mới sẽ mở rộng không gian giao lưu văn hóa, khơi dậy sáng tạo nghệ thuật vùng miền, đồng thời tăng cường bản sắc chung thông qua các lễ hội liên kết vùng.

Trong bối cảnh hiện nay, việc xây dựng Chính phủ số và ứng dụng công nghệ thông tin đã tạo thuận lợi lớn trong quản lý hành chính, cho phép giải quyết thủ tục hành chính “không biên giới”. Đây là nhân tố mới thúc đẩy nhanh sự tăng trưởng của tỉnh trong thời gian tới.

Bình Thuận - Ảnh 4.

Quốc lộ 28B nối Bình Thuận và Lâm Đồng đang nâng cấp, mở rộng – Ảnh: ĐỨC TRONG

Sắp tới, việc hoàn thiện nâng cấp quốc lộ 28B, quốc lộ 55 và xây dựng cao tốc Dầu Giây – Liên Khương sẽ đảm bảo kết nối liên tỉnh liền mạch. Xây dựng cảng trung chuyển hàng hóa tại Kê Gà, tăng cường năng lực xuất nhập khẩu. Phát triển hệ thống logistics hiện đại, phục vụ chuỗi cung ứng toàn cầu.

Xây dựng ứng dụng du lịch thông minh và nền tảng số mang đến trải nghiệm mới. Thiết kế tour “Đà Lạt – Mũi Né – Tà Đùng” kết hợp trải nghiệm văn hóa bản địa và nghỉ dưỡng sinh thái.

Tỉnh mới hướng tới mục tiêu hình thành chính quyền số, quản lý số, phát triển đô thị thông minh, vùng kinh tế tích hợp và hành chính linh hoạt giúp giao dịch hành chính được xử lý nhanh, minh bạch, tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân và doanh nghiệp.

Tag: kinhte-tuoitre

How useful was this post?

Click on a star to rate it!

Average rating 5 / 5. Vote count: 9

No votes so far! Be the first to rate this post.