Thu hút người tài ngành nông nghiệp và môi trường: đãi ngộ gắn với cổ phần, doanh thu dự án?

Thu hút người tài ngành nông nghiệp và môi trường: đãi ngộ gắn với cổ phần, doanh thu dự án? – rss

nông nghiệp - Ảnh 1.

Nhà khoa học và các khách mời tham quan khu vực nuôi tôm công nghệ cao của Tập đoàn thuỷ sản Việt – Úc – Ảnh: HỮU HẠNH

Trọng dụng nhân lực chất lượng cao với cơ chế chính sách riêng để thu hút chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước là nhiệm vụ được quan tâm.

Theo bộ này, hiện ngành nông nghiệp và môi trường có 11.467 người làm trong lĩnh vực khoa học công nghệ, trong đó có 44 giáo sư, trên 260 phó giáo sư. Tuy nhiên số lượng này giảm liên tục trong 5 năm qua, và các chuyên gia trẻ tuổi chưa nhiều.

Chính sách hút người tài phát triển khoa học công nghệ

Ngày 11-5, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thuỷ chia sẻ để thu hút người tài, có 3 chính sách lớn cần phải thay đổi và thực hiện.

“Trước hết cần cải thiện, xây dựng môi trường cởi mở, minh bạch, tôn trọng chuyên môn. Tiếp theo, cần tạo cơ hội phát triển nghề nghiệp và đổi mới sáng tạo như đào tạo chuyên sâu và định kỳ, cấp học bổng, hỗ trợ học phí khoá học trong và ngoài nước. 

Thứ ba, cần chính sách đãi ngộ cạnh tranh, vì lương trong lĩnh vực nông nghiệp – môi trường thường thấp so với các ngành khác, nhất là ở khu vực nhà nước”, ông Thuỷ nói.

Cụ thể của từng việc trong chính sách chung, ông Thủy nói có rất nhiều điều Bộ Nông nghiệp và Môi trường có thể làm như chính sách học bổng giữ chân tài năng; tuyển dụng đặc cách; tài trợ dự án nghiên cứu nông nghiệp sạch…

“Đặc biệt cơ chế đặt hàng, doanh nghiệp và nhà nước đặt hàng nghiên cứu ứng dụng, người tài có đầu ra và thu nhập ổn định. 

Và lợi nhuận phải được chia cổ phần hoặc nhân viên được ưu đãi cổ phiếu, đặc biệt với startup. Tức gắn thu nhập với hiệu quả dự án hoặc doanh thu tạo ra.

Làm việc từ xa – linh hoạt giờ giấc

Về cơ hội thăng tiến, cần thực hiện nhanh và rõ ràng, vì cấu trúc tổ chức phẳng, cho phép người tài lên vị trí quản lý, lãnh đạo sớm nếu chứng minh được năng lực. 

Chính sách “làm việc từ xa – linh hoạt giờ giấc”, thực hiện mô hình remote hoặc hybrid cho các vị trí nghiên cứu, cố vấn, để tạo điều kiện cân bằng công việc, cuộc sống, giữ chân người giỏi không muốn bó buộc”, chuyên gia này phân tích.

Giảng viên khoa nông nghiệp của một trường đại học ở TP.HCM cho răng thu hút nguồn nhân lực trẻ, có trình độ vào làm việc ở lĩnh vực khoa học công nghệ của ngành nông nghiệp, môi trường rất khó. Hoặc có sẽ không bền vững nếu như chính sách thu hút không đến từ “điều kiện đủ” để phục vụ ngược lại cho người làm khoa học. 

Vị này kể có bạn học cấp 3 sau khi đi nghiên cứu sinh về, công tác ở cơ quan nghiên cứu về lĩnh vực y học, có chế độ rất cao và cơ hội thăng tiến nhanh dù còn rất trẻ.

“Vì vậy chính sách giữ chân, thu hút tôi nghĩ đầu tiên cần phụ cấp theo năng lực và kết quả công việc. Khi cuộc sống ổn định, phụ cấp rõ ràng, người ta sẽ toàn tâm cho khoa học”, vị này nói.

Khó khăn giải ngân dự án: Thách thức lớn đối với các nhà khoa học nông nghiệp ngoài công lập?

Tiến sĩ Nguyễn Trọng Anh, phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu khoa học và ứng dụng, Trường Đại học Lạc Hồng vẫn thừa nhận đãi ngộ gắn với thu nhập sẽ “hút và giữ chân” các nhà khoa học không riêng gì lĩnh vực nông nghiệp, môi trường.

“Ngành nông nghiệp và môi trường, rất ít nhà khoa học trẻ và số nhà khoa học trẻ nếu đi đấu thầu các đề tài cấp nhà nước, ít được tiếp sức như các đơn vị có chuyên gia danh tiếng đầu ngành, họ ghép nhóm và nối tiếp rất nhanh.

Hơn nữa, các nhà khoa học ở môi trường ngoài công lập ít được quan tâm như trong hệ thống nhà nước. Nếu trúng đấu thầu các đề tài cấp nhà nước, rất khó giải ngân. Vì thế cần chính sách thu hút nhưng cần đồng đều, và gắn thu nhập cụ thể cho các nhà khoa học”, ông Anh nói.

Tag: kinhte-tuoitre

How useful was this post?

Click on a star to rate it!

Average rating 5 / 5. Vote count: 3

No votes so far! Be the first to rate this post.