Tăng cung vàng cho thị trường

Tăng cung vàng cho thị trường – rss

vàng - Ảnh 1.

Thiếu vàng nguyên liệu, theo các doanh nghiệp vàng, hoạt động sản xuất vàng trang sức cũng gặp khó – Ảnh: THANH HIỆP

Trước đó, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về quản lý thị trường vàng, Thủ tướng đã yêu cầu phải nghiên cứu hình thành sàn giao dịch vàng theo hướng người dân được tự do giao dịch, mua bán, đồng thời tách bạch giữa quản lý nhà nước và hoạt động sản xuất, kinh doanh vàng.

Trả lời câu hỏi làm sao để đưa chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới xuống mức chỉ còn khoảng 1-2% như chỉ đạo của Thủ tướng, ông Nguyễn Ngọc Trọng, giám đốc Công ty vàng NPJ, cho rằng cần sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước, đặc biệt là tăng nguồn cung vàng ra thị trường.

Thời gian qua khi giá vàng tăng liên tục, nhu cầu mua vàng của người dân tăng lên nhưng nguồn cung vàng hạn chế vì từ lâu Công ty SJC không được sản xuất thêm vàng miếng SJC dẫn đến giá vàng trong nước có lúc chênh giá vàng thế giới 18 – 19 triệu đồng/lượng, mức chênh rất bất hợp lý.

Do vậy trước hết cần cho phép nhập vàng nguyên liệu và sản xuất vàng miếng SJC nhằm tăng nguồn cung vàng cho thị trường, kéo giá vàng trong nước về sát với giá vàng thế giới.

“Còn nếu lập sàn vàng thì nên theo mô hình sàn trung tâm như sàn Hong Kong, New York chứ để mạnh ai nấy mở sàn như trước sẽ phát sinh rất nhiều vấn đề tiêu cực”, ông Trọng nói.

Trong khi đó, theo chuyên gia Ngô Trí Long, sau 13 năm áp dụng, nghị định 24 với quy định NHNN độc quyền sản xuất vàng miếng, trong khi chỉ có một thương hiệu vàng miếng là SJC, đã nảy sinh rất nhiều bất cập do cơ quan quản lý “vừa đá bóng vừa thổi còi”.

Do vậy cần phải sửa quy định này, đồng thời cho phép công ty vàng được nhập vàng nguyên liệu dưới sự quản lý của Nhà nước.

Ngoài ra, cơ quan quản lý mới chỉ quản lý vàng vật chất, chưa quản lý vàng tài khoản. Nếu chỉ chú trọng vàng vật chất, vốn trong dân sẽ bị hút vào vàng, tiền không được đưa vào sản xuất…

vàng - Ảnh 2.

CẬP NHẬT GIÁ VÀNG

Nếu lập sàn vàng, theo ông Long, cần nghiên cứu kỹ mô hình, đối tượng tham gia, cơ quan nào tổ chức quản lý?…

Trên thế giới có vài chục sàn giao dịch vàng hoạt động dưới nhiều hình thức như bán vàng vật chất (vàng thỏi, vàng miếng), vàng tài khoản hoặc hợp đồng vàng tương lai.

“Năm 2012, trong bối cảnh thị trường vàng bất ổn nên phải ban hành nghị định 24 để quản lý nhưng đây chỉ là giải pháp tạm thời, không thể kéo dài mãi.

Do vậy cần nhanh chóng sửa đổi nghị định 24 để “cởi trói” cho thị trường vàng, cho các công ty sản xuất vàng trang sức và cả những người thợ kim hoàn. Bởi thiếu nguồn cung nguyên liệu, các doanh nghiệp kim hoàn đã lâm vào cảnh “sống dở chết dở” thời gian qua”, ông Long kiến nghị.

Kinh doanh vàng trang sức gặp khó

Tại đại hội cổ đông thường niên Công ty CP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) vào cuối tháng 4 vừa qua, bà Cao Thị Ngọc Dung – chủ tịch HĐQT PNJ – cho hay ngành trang sức những năm gần đây gặp khó vì nguồn cung vàng nguyên liệu và càng khó khăn hơn trong năm 2025 vì những bất định của kinh tế toàn cầu.

“Không khí mùa Thần Tài vừa qua không được như những năm trước, do nguồn cung nguyên liệu hết sức khó khăn”, bà Dung nói và cho biết do không được cấp phép nhập vàng, công ty đã phải mua lại trang sức cũ rồi phân kim để có nguyên liệu sản xuất, quy trình làm nguyên liệu bị kéo dài và tồn kho tăng lên.

“Có những thời điểm công ty phải cho công nhân xưởng vàng nghỉ vài ngày vì không có nguồn nguyên liệu hoặc mua nguyên liệu ở thời điểm đó không có lợi”, bà Dung thông tin.

Tag: kinhte-tuoitre

How useful was this post?

Click on a star to rate it!

Average rating 5 / 5. Vote count: 1

No votes so far! Be the first to rate this post.