Tài chính số trở thành giải pháp cho mọi người, ở mọi nơi

Tài chính số trở thành giải pháp cho mọi người, ở mọi nơi – rss

Viettel Money - Ảnh 1.

Người dân sử dụng dịch vụ tài chính số ngay trên điện thoại – Ảnh: DNCC

Fintech mở lối cho tài chính số

Fintech giúp đơn giản hóa quy trình, tăng khả năng phê duyệt, mang đến dịch vụ nhanh chóng, tiện lợi với chi phí thấp.

Tại Việt Nam, Fintech có lợi thế lớn để trở thành “chìa khóa” phổ cập tài chính bền vững, thay vì chỉ là giải pháp tạm thời.

Xét về lâu dài, Fintech nói riêng và tài chính số nói chung còn là chất xúc tác cho tăng trưởng khi rút ngắn chu trình giao dịch, tăng tốc lưu chuyển vốn, thúc đẩy các mô hình kinh doanh số mới như ngân hàng số, bảo hiểm số, đầu tư vi mô.

Khi ấy, tài chính không còn là đặc quyền, mà trở thành dịch vụ nền tảng để ai cũng có thể tiếp cận, ở bất cứ đâu.

Nền tảng phổ cập tài chính số

Viettel Money nổi bật nhờ chiến lược phát triển bền vững và tầm nhìn dài hạn: xây dựng hệ sinh thái tài chính số toàn dân. Dù ở thành thị hay vùng sâu vùng xa, người dân đều có thể tiếp cận tài chính số tiện lợi, an toàn.

Từ năm 2024, đội ngũ kỹ sư 100% người Việt của Viettel Money đã ứng dụng các công nghệ tiên tiến như RPA (tự động hóa quy trình), Predictive AI và mô hình quản trị trải nghiệm khách hàng theo chuẩn quốc tế (TM Forum) – để cung cấp dịch vụ tài chính số hiện đại với chi phí tối ưu hơn cho khách hàng.

Viettel Money cũng tận dụng hệ thống cửa hàng Viettel tại 63 tỉnh thành để phục vụ trực tiếp mọi khách hàng, kể cả tại miền núi hay hải đảo, đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau.

Tính đến tháng 4-2025, Viettel Money đã phục vụ gần 30 triệu khách hàng, dẫn đầu thị phần thanh toán dịch vụ thiết yếu (điện, nước, Internet…) và học phí trên cả nước.

Các lĩnh vực khác như giao thông, viễn thông và hành chính công cũng đạt vị thế đứng đầu về quy mô giao dịch thanh toán. Đặc biệt, số lượng khách hàng của công ty ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa đứng số 1 về thị phần.

Lợi thế của ứng dụng không chỉ nằm ở công nghệ, mà còn là hệ sinh thái trọn vẹn với hơn 350 dịch vụ tích hợp trong một nền tảng – phục vụ nhu cầu cá nhân lẫn sản xuất kinh doanh.

Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị xác định: đến năm 2030, Việt Nam cần phát triển mạnh mẽ kinh tế số, xã hội số, chính phủ số – trong đó tài chính số là hạ tầng thiết yếu để nâng cao năng suất lao động, chất lượng sống và năng lực cạnh tranh.

Sự ra đời của nghị định 94/2025/NĐ-CP vào cuối tháng 4 vừa qua là một dấu mốc mang tính bản lề, bước đầu thiết lập khung pháp lý riêng cho Fintech.

Với các cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) trong các lĩnh vực như cho vay ngang hàng (P2P lending), API mở, ứng dụng AI và Big Data trong chấm điểm tín dụng, Việt Nam đang từng bước thu hẹp khoảng cách giữa đổi mới công nghệ và điều tiết chính sách. Đây vốn là thách thức lớn nhất đối với lĩnh vực này.

Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp Fintech Việt Nam, tiêu biểu như Viettel Digital với Viettel Money – đang không chỉ tham gia thị trường mà còn chủ động góp phần định hình nó.

Việc đầu tư vào công nghệ lõi, mở rộng mạng lưới phủ sóng và xây dựng hệ sinh thái tích hợp đã cho thấy cam kết lâu dài với mục tiêu phát triển tài chính toàn diện.

Viettel Money - Ảnh 2.

Nghị định số 94/2025/NĐ-CP mở đường cho việc thử nghiệm có kiểm soát các mô hình và công nghệ tài chính, nhằm tạo điều kiện phát triển trong khuôn khổ pháp lý phù hợp – Ảnh: DNCC

Khi dịch vụ tài chính không còn là đặc quyền của một nhóm nhỏ mà trở thành hạ tầng cơ bản cho mọi người dân, đó là lúc tài chính số thực sự hoàn thành sứ mệnh phổ cập, cân bằng cơ hội và thúc đẩy nền kinh tế bền vững, bao trùm.

Tag: kinhte-tuoitre

How useful was this post?

Click on a star to rate it!

Average rating 5 / 5. Vote count: 9

No votes so far! Be the first to rate this post.