Lập tổ công tác đặc biệt, mở đợt truy quét buôn lậu, hàng giả

Lập tổ công tác đặc biệt, mở đợt truy quét buôn lậu, hàng giả – rss

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo lập tổ công tác đặc biệt và mở đợt cao điểm truy quét buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, không rõ xuất xứ, từ 15/5 đến 15/6.

Tại cuộc họp với các bộ ngành về chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả ngày 14/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa vẫn phức tạp, trên phạm vi rộng, đối tượng nhiều. Việc này ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế – xã hội, sức khỏe, uy tín, thương hiệu đất nước.

Do đó, Thủ tướng yêu cầu mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh, truy quét buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, không rõ xuất xứ, vi phạm bản quyền, sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa.

Ông chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt do Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn làm Tổ trưởng. Các địa phương thành lập tổ công tác do chủ tịch UBND làm tổ trưởng, có tham gia của đại diện các ngành. Tổ công tác sẽ thực hiện đợt cao điểm truy quét trong 1 tháng, từ 15/5 đến 15/6.





Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại cuộc họp ngày 14/5. Ảnh: VGP

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại cuộc họp ngày 14/5. Ảnh: VGP

Lãnh đạo Chính phủ cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ ngành. Theo đó, Bộ Nội vụ rà soát lại chức năng, nhiệm vụ của các bộ ngành, không để khoảng trống pháp lý, vì sắp xếp bộ máy, địa giới hành chính mà buông lỏng quản lý.

Bộ Công an xác lập các chuyên án, xử nghiêm các đối tượng vi phạm, đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, kịp thời công khai kết quả để răn đe, phòng ngừa.

Bộ Tài chính chỉ đạo hải quan, thuế tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, đồng thời bảo đảm phòng chống vi phạm. Bộ Công Thương hoàn thiện chính sách thương mại điện tử, rà soát để sửa các quy định sớm nhất, tránh khoảng trống pháp lý.

Lực lượng quản lý thị trường chịu trách nhiệm chính trong kiểm tra chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại. Các cơ quan kiểm tra chuyên ngành cấp phép, quản lý theo lĩnh vực, địa bàn, đặc biệt chú ý các mặt hàng như thuốc chữa bệnh, sữa, lương thực, thực phẩm…

Theo các báo cáo, từ đầu năm, các đơn vị, địa phương bắt giữ, xử lý hơn 34.000 vụ việc vi phạm. Trong đó có hơn 8.200 vụ buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng lậu; hơn 25.100 vụ gian lận thương mại, thuế; hơn 1.100 vụ hàng giả, vi phạm sử hữu trí tuệ. Các cơ quan thu nộp ngân sách Nhà nước hơn 4.897 tỷ đồng, khởi tố hình sự gần 1.400 vụ với hơn 2.100 đối tượng.

Phương Dung

Tag: kinhte-vnexpress

How useful was this post?

Click on a star to rate it!

Average rating 5 / 5. Vote count: 2

No votes so far! Be the first to rate this post.