Đô thị lấn biển Cần Giờ: Từ ‘góc kẹt’ thành điểm hội tụ, thúc đẩy giao thông chiến lược

Đô thị lấn biển Cần Giờ: Từ ‘góc kẹt’ thành điểm hội tụ, thúc đẩy giao thông chiến lược – rss

Cần Giờ - Ảnh 1.

Tuyến đường độc đạo Rừng Sác chạy dọc huyện Cần Giờ là trục giao thông chính kết nối với nội thành TP.HCM – Ảnh: TỰ TRUNG

Kỳ vọng vào đường sắt tốc độ cao

Cách trung tâm TP hơn 50km, Cần Giờ sở hữu địa thế đặc biệt với 20km bờ biển, nơi hội tụ của hàng loạt cửa sông lớn từ Lòng Tàu, Cái Mép, Gò Gia, Thị Vải, Soài Rạp, Đồng Tranh.

Dù vậy, đường về Cần Giờ hiện vẫn xa xôi, cách trở, phải qua phà và ít nhất phải mất 1 giờ 30 phút trở lên, nếu không gặp cảnh ùn tắc.

Tuy nhiên, giao thông Cần Giờ sẽ thay đổi mạnh mẽ trong tương lai. Trong đó, người dân TP.HCM rất kỳ vọng khi Tập đoàn Vingroup đã đề xuất đầu tư tuyến đường sắt đô thị tốc độ cao kết nối từ quận 7 đến khu đô thị lấn biển, chuyên chở 30.000 – 40.000 người/giờ mỗi hướng.

Về đường bộ, ngoài cầu Cần Giờ, TP.HCM đang nghiên cứu nút giao kết nối đường Rừng Sác với cao tốc Bến Lức – Long Thành. Khi đó, người dân từ các tỉnh Tây và Đông Nam Bộ có thể dễ dàng đến Cần Giờ thông qua đường vành đai 3 TP.HCM – cao tốc Bến Lức – Long Thành – đường Rừng Sác mà không cần phải xuyên qua nội đô.

Đáng chú ý, mới đây Sở Giao thông công chánh TP.HCM đã đề xuất đường ven biển phía Nam đoạn qua TP.HCM kết nối đường ven biển Đồng bằng sông Cửu Long với Bà Rịa – Vũng Tàu. Trong đó, phương án đầu tư tuyến nhánh cầu vượt biển kết nối huyện Cần Giờ – Vũng Tàu được người dân rất quan tâm.

Cần Giờ - Ảnh 2.
Đô thị lấn biển Cần Giờ: Từ 'góc kẹt' thành điểm hội tụ, thúc đẩy giao thông chiến lược - Ảnh 3.

Khu vực ven biển Cần Giờ, TP.HCM là nơi dự kiến hình thành đại đô thị lấn biển 2.870ha. Ảnh nhỏ: Đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ nằm ở vị trí trung tâm TP.HCM mở rộng, là nơi hội tụ của các hạ tầng giao thông quan trọng của khu vực, đặc biệt là kết nối với Vũng Tàu Ảnh: TRÚC PHƯƠNG

Nối liền trục ven biển đông – tây Nam Bộ

Các chuyên gia nhận định Cần Giờ đang đứng trước cơ hội trở thành một cực tăng trưởng mới – điểm giao lưu kinh tế, nơi hội tụ giao thông liên vùng.

Kỹ sư Vũ Đức Thắng, chuyên gia quy hoạch thiết kế giao thông, người có nhiều năm nghiên cứu hạ tầng khu vực này, cho biết: “Trong lịch sử, Cần Giờ đã từng là cảng biển viễn dương nổi tiếng trên đường hàng hải Á – Âu. Nơi đây nằm ở vị trí chiến lược, chính giữa hai vùng kinh tế quan trọng Vũng Tàu và Mỹ Tho, là trung tâm kết nối giao thông toàn vùng”.

Theo ông Thắng, cũng vì giao thông kết nối chưa thông làm cho Cần Giờ chưa thực sự trở thành nơi dừng chân thư giãn, du lịch, nghỉ dưỡng. “Dự án đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ khởi công cùng với việc Bà Rịa – Vũng Tàu sáp nhập vào TP.HCM sẽ thúc đẩy mạnh mẽ nhu cầu đi lại, giao thương.

Điều đó đòi hỏi phải sớm triển khai các công trình giao thông chiến lược, tầm vóc, kết nối và tạo sức bật cho cả trục đô thị ven biển phía Nam”, ông nhận định.

Từ Cần Giờ nhìn qua vịnh Gành Rái có thể thấy Vũng Tàu nhưng muốn sang phải đi phà biển hoặc theo đường bộ vòng về trung tâm TP.HCM qua Long Thành, Nhơn Trạch rồi vòng xuống. Vì thế theo kỹ sư Vũ Đức Thắng, cần ưu tiên vốn xây dựng trục đường ven biển phía Nam nối liền qua Cần Giờ – Vũng Tàu.

Trong đó, cầu vượt biển Vũng Tàu – Cần Giờ cần hoàn thành trước. Tuyến đường ven biển kết hợp cầu vượt biển hình thành sẽ tạo thành chuỗi đô thị sôi động từ Gò Công – Cần Giờ – Vũng Tàu.

“Việt Nam hiện đã làm chủ nhiều công nghệ xây dựng hiện đại như đào hầm xuyên núi, bắc cầu vượt thung lũng, vượt vịnh biển, năng lực đã sẵn sàng, chỉ còn chờ những dự án mang tầm vóc.

Thực hiện được dự án lấn biển Cần Giờ, một công trình quy mô lớn và phức tạp, thì việc xây dựng cầu vượt biển hoàn toàn nằm trong khả năng, nhất là khi kỹ thuật và khoa học cầu đường trong nước đã có những bước tiến vượt bậc”, ông Thắng khẳng định.

Tag: kinhte-tuoitre

How useful was this post?

Click on a star to rate it!

Average rating 5 / 5. Vote count: 8

No votes so far! Be the first to rate this post.