Đề xuất người bỏ trốn ra nước ngoài vẫn có thể bị truy tố, xét xử

Đề xuất người bỏ trốn ra nước ngoài vẫn có thể bị truy tố, xét xử – rss

VKSND Tối cao đề xuất xây dựng thủ tục điều tra, truy tố, xét xử vắng mặt với bị can, bị cáo đang bỏ trốn hoặc ở nước ngoài, trong trường hợp có đầy đủ chứng cứ giải quyết vụ án.

Chiều 28/4, Thường vụ Quốc hội cho ý kiến dự thảo Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự. Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Huy Tiến nói thực tiễn xảy ra nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại rất lớn nhưng bị can bỏ trốn và truy nã không có kết quả; hoặc bị can ở nước ngoài không thể triệu tập.

Cơ quan tiến hành tố tụng có đủ căn cứ chứng minh hành vi phạm tội của bị can nhưng vẫn phải ra quyết định tạm đình chỉ điều tra/tạm đình chỉ vụ án mà không thể xử lý vắng mặt. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến việc giải quyết vụ án, xử lý các bị can khác, ảnh hưởng việc thu hồi tài sản.

Hiện tại, Bộ luật Tố tụng hình sự chỉ quy định về xét xử vắng mặt (Điều 290) mà chưa có quy định cụ thể về trình tự, thủ tục này trong giai đoạn điều tra, truy tố.





Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Huy Tiến. Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội

Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Huy Tiến. Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội

Để giải quyết vướng mắc này, VKSND Tối cao cho rằng cần xây dựng hướng dẫn trình tự, thủ tục điều tra, truy tố, xét xử vắng mặt bị can, bị cáo trong những trường hợp đã có đầy đủ chứng cứ để giải quyết vụ án. Cụ thể, cơ quan điều tra có thể kết luận điều tra đề nghị truy tố bị can/Viện kiểm sát có thể quyết định truy tố bị can trong trường hợp: Bị can bỏ trốn và việc truy nã không có kết quả; bị can đang ở nước ngoài mà không thể triệu tập để phục vụ các hoạt động điều tra hoặc phục vụ các hoạt động nhằm quyết định việc truy tố.

Sắp xếp hoạt động cơ quan tố tụng để tinh gọn bộ máy

VKSND Tối cao cho biết qua tinh gọn bộ máy, tổ chức bộ máy Công an nhân dân đã được cơ cấu thành gồm 3 cấp (bộ, tỉnh, xã), không tổ chức công an cấp huyện. Do đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra của Công an nhân dân được tổ chức theo 2 cấp, không tổ chức cấp huyện.

Cùng với đó, Chính phủ và các bộ ngành đã điều chỉnh tên gọi, chức danh của các cơ quan, người được giao tiến hành một số hoạt động điều tra của hải quan, kiểm lâm, kiểm ngư và một số cơ quan liên quan khác. Như vậy, tổ chức và tên gọi của cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thay đổi so với quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành.

Vì vậy, dự luật bổ sung 105 điều luật liên quan đến sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy các cơ quan tiến hành tố tụng theo hướng không tổ chức cơ quan cấp huyện, sắp xếp lại bộ máy VKSND và TAND từ mô hình 4 cấp thành 3 cấp.

Cùng với đó, dự luật cũng sửa đổi trình tự, thủ tục thi hành án tử hình, theo hướng bổ sung thời hạn xem xét quyết định ân giảm đối với người bị kết án tử hình, bổ sung trình tự, thủ tục sau khi có hoặc không có quyết định ân giảm của Chủ tịch nước. Tòa án quyết định việc hoãn thi hành án trong thời hạn 2 năm khi có căn cứ theo quy định của pháp luật hình sự.

Dự án luật này sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua trong kỳ họp tháng 5.

Sơn Hà

Tag: phapluat-vnexpress

How useful was this post?

Click on a star to rate it!

Average rating 5 / 5. Vote count: 8

No votes so far! Be the first to rate this post.