‘Cơ chế chấp nhận rủi ro giúp nhà khoa học theo đuổi đề tài thách thức’

‘Cơ chế chấp nhận rủi ro giúp nhà khoa học theo đuổi đề tài thách thức’ – rss

Các đại biểu Quốc hội cho rằng cơ chế chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu sẽ tạo điều kiện để nhà khoa học biến thất bại thành động lực, thay vì lo ngại trách nhiệm như hiện nay.

Chiều 6/5, đại biểu Quốc hội chia thành các tổ thảo luận về dự án Luật Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo.

Ông Trần Quốc Tuấn, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận tỉnh Trà Vinh, cho rằng bản chất của nghiên cứu luôn đi kèm rủi ro, đặc biệt trong bối cảnh cách mạng công nghệ. Việc chấp nhận rủi ro sẽ tạo động lực phát triển, thay vì tâm lý e ngại khiến các tổ chức và cá nhân không dám thử nghiệm các sản phẩm mới.

“Nhiều quốc gia đã có quy định miễn truy cứu trách nhiệm hình sự, dân sự cho nhà khoa học nếu thất bại trong nghiên cứu – điều không thể lường trước”, ông nói.

Tuy vậy, ông Tuấn cũng nhấn mạnh dự luật cần đưa ra tiêu chí rõ ràng để tránh lạm dụng cơ chế. Cụ thể, rủi ro chỉ nên được chấp nhận với các nghiên cứu mang tính đột phá, không cố ý, có ý nghĩa lớn về khoa học hoặc phát triển kinh tế xã hội. Cơ chế này không nên áp dụng cho các nghiên cứu gây thiệt hại cho môi trường, sức khỏe cộng đồng hoặc có mức độ đóng góp thấp.

Ông đề xuất bổ sung quy định yêu cầu các dự án phải có kế hoạch quản lý rủi ro, bao gồm phương án dự phòng, bảo hiểm. “Không để cơ chế này trở thành lá chắn cho hành vi thiếu trách nhiệm hay trục lợi”, ông nhấn mạnh.





Ông Trần Quốc Tuấn, Trưởng ban Tuyến giáo và Dân vận tỉnh Trà Vinh. Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội

Ông Trần Quốc Tuấn, Trưởng ban Tuyến giáo và Dân vận tỉnh Trà Vinh. Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội

Đồng quan điểm, Giáo sư Hoàng Văn Cường (nguyên Phó hiệu trưởng Đại học Kinh tế quốc dân) cho rằng cần làm rõ khái niệm “rủi ro” trong nghiên cứu. Khi không đạt được mục tiêu, các nhà khoa học cần trình bày quá trình và nguyên nhân thất bại để tránh lặp lại ở các nghiên cứu sau.

Đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng (Ủy ban Kinh tế và Tài chính) ủng hộ nguyên tắc chấp nhận rủi ro để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nhưng lo ngại nếu chỉ dựa vào yếu tố “tuân thủ quy trình” mà miễn trách nhiệm thì là chưa đủ. Ông cho rằng cần có thêm điều kiện để đảm bảo minh bạch và trách nhiệm trong sử dụng ngân sách.

Dự thảo Luật Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo hướng tới việc trao quyền tự chủ tối đa cho các tổ chức nghiên cứu, bao gồm tự chủ xây dựng bộ máy và chi tiêu theo cơ chế khoán chi. Nhà nước sẽ tập trung quản lý mục tiêu, đầu ra, kết quả và hiệu quả nghiên cứu, thay vì can thiệp vào cách thức thực hiện. Đặc biệt, dự luật đề xuất miễn trừ trách nhiệm dân sự cho các tổ chức nghiên cứu nếu dự án không đạt kết quả như kỳ vọng, nhằm khuyến khích sự dấn thân và đổi mới.

Theo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng, việc chấp nhận rủi ro không đồng nghĩa với buông lỏng quản lý mà là tạo điều kiện để các nhà khoa học theo đuổi những vấn đề thách thức, mang tính đột phá. Các tổ chức hoạt động hiệu quả sẽ được ưu tiên cấp thêm kinh phí, trong khi những đơn vị kém hiệu quả sẽ bị cắt giảm nguồn lực.

Dự án Luật sẽ được Quốc hội thảo luận hội trường vào ngày 13/5 và dự kiến thông qua trong đợt họp thứ hai của kỳ họp.

Sơn Hà – Anh Minh

Góp ý kiến tạo

Bạn có thể đặt mọi câu hỏi, vấn đề về Khoa học công nghệ, Đổi mới sáng tạo, Chuyển đổi số trực tiếp cho Bộ trưởng, thứ trưởng và thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ

Gửi góp ý

Tag: thoisu-vnexpress

How useful was this post?

Click on a star to rate it!

Average rating 5 / 5. Vote count: 5

No votes so far! Be the first to rate this post.