Chủ nhà COP30 bị chỉ trích vì phá rừng ở nơi tổ chức hội nghị khí hậu

Chủ nhà COP30 bị chỉ trích vì phá rừng ở nơi tổ chức hội nghị khí hậu – rss

BrazilBrazil bị chỉ trích bởi kế hoạch phá rừng xây đại lộ ở thành phố Belém, nơi tổ chức hội nghị khí hậu COP30 vào tháng 11 tới.

Dự án cao tốc dài 13 km, cắt qua hàng chục nghìn mẫu rừng nhiệt đới Amazon, tại thành phố Belém, nơi đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh khí hậu Liên Hợp Quốc COP30 tháng 11 tới.

Belém là thủ phủ của bang Para, một trong những thành phố nghèo nhất Brazil, với quy mô dân số 2,5 triệu người. Dự án trên sẽ giảm lưu lượng giao thông trên xa lộ chính chạy song song.

AP nhận định việc xây dựng đường ở Amazon thường dẫn đến nạn phá rừng và phát triển các khu vực lân cận. Điều này hoàn toàn trái ngược với mục tiêu chính của các hội nghị về khí hậu, và đặc biệt là mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học.

Theo bản đồ dự án chính thức, đại lộ này chia cắt mảng xanh, xuyên qua vùng ngoại ô thành phố. Từ năm 1993, khu vực này thuộc diện được bảo vệ để bảo vệ hai hồ, một lưu vực sông và phục hồi một khu rừng mưa đã bị suy thoái. Tuy nhiên, theo quy định, hoạt động chặt rừng được Chính phủ cấp phép và công trình công vẫn được phép xây dựng.





Công nhân xây dựng đại lộ Tự do trước thềm Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên Hợp Quốc COP30 tại Belém, Brazil, ngày 18/3. Ảnh: AP

Công nhân xây dựng đại lộ Tự do trước thềm Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên Hợp Quốc COP30 tại Belém, Brazil, ngày 18/3. Ảnh: AP

Rừng Amazon đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, hấp thụ khí làm nóng hành tinh carbon dioxide. Ông Luiz Inácio Lula da Silva, Tổng thống Brazil, cho rằng khu rừng này thường là chủ đề của các hội nghị khí hậu, đây là lần đầu tiên một hội nghị khí hậu tầm cỡ như COP30 diễn ra tại chính đất nước của rừng mưa Amazon.

Roberta Rodrigues, Giáo sư kiến trúc tại Đại học liên bang Para, cho rằng hoạt động phá rừng xây đường sẽ gây ra nhiều vấn đề khó giải quyết, cho dù áp dụng biện pháp giảm thiểu thiệt hại. “Một con đường được xây dựng dọc theo bờ sông Guama khó tránh được tình trạng phát triển bất hợp pháp sau đó”, ông nói, thêm rằng điều này có thể dẫn tới sự chấm hết cho khu vực được bảo vệ này.

Dự án cao tốc xuyên rừng được lên kế hoạch từ năm 2020 và xây dựng từ giữa năm ngoái. Cuối tháng 3, con đường thu hút sự chú ý của công chúng sau khi BBC đưa tin đại lộ này “được xây dựng phục vụ cho COP30”.

Mặc dù con đường dự kiến được khánh thành ngay trước khi COP30 bắt đầu vào ngày 10/11, Chính phủ Brazil bác bỏ thông tin dự án này nằm trong 33 dự án cơ sở hạ tầng phục vụ cho hội nghị khí hậu toàn cầu.

Trong một thông báo gửi tới AP mới đây, chính quyền tiểu bang Para cho biết đại lộ có tên là Liberdade hay Tự do, là đường cao tốc. Cùng với đó, việc phát triển xung quanh đường cao tốc là không được phép.

Tuy nhiên, tình trạng phát triển hỗn loạn của các thành phố Brazil cho thấy đây là một lời hứa khó thực hiện, theo AP. Vô số khu vực công đã bị chiếm dụng để xây dựng nhà ở không theo quy hoạch, từ những công trình nhỏ đến chung cư cao cấp, với kỳ vọng cuối cùng chúng sẽ được hợp pháp hóa. Và thực tế, việc hợp pháp hóa kiểu vậy thường xảy ra ở Brazil.

Tờ The Guardian cũng đặt dấu hỏi rằng COP30 sẽ giúp hay gây hại cho rừng Amazon, khi đơn vị chủ nhà đang chặt phá rừng để xây đường cao tốc. Các nhóm bảo tồn bất ngờ trước tình trạng này, đồng thời hoài nghi rằng các dự án hạ tầng của thành phố, bao gồm cả việc tăng gấp đôi công suất của sân bay, sẽ hoàn thành đúng hạn.

Belém đang đối mặt với sự chỉ trích ngày càng tăng về công tác chuẩn bị cho một hội nghị quốc tế có quy mô lớn hơn nhiều so với bất kỳ sự kiện nào trước đây từng diễn ra ở khu vực rừng nhiệt đới. Thêm vào đó, tình trạng tắc nghẽn giao thông, vốn đã tệ, dự kiến sẽ trở nên khủng khiếp hơn với quy mô 50.000 người trong sự kiện này.

Bảo Bảo (theo AP, The Guardian)

Tag: kinhte-vnexpress

How useful was this post?

Click on a star to rate it!

Average rating 5 / 5. Vote count: 4

No votes so far! Be the first to rate this post.