CEO Mai Kiều Liên: 50 năm đổi mới của Vinamilk gắn liền cùng TP HCM

CEO Mai Kiều Liên: 50 năm đổi mới của Vinamilk gắn liền cùng TP HCM – rss

TP HCM là nơi Vinamilk hồi sinh hai nhà máy đầu tiên, khởi phát phong trào chăn nuôi bò sữa, tạo nền móng phát triển chuỗi 15 trang trại và 16 nhà máy hiện đại, theo bà Mai Kiều Liên.

Thông tin được Tổng giám đốc Vinamilk nêu tại tọa đàm và lễ tôn vinh 50 doanh nghiệp, đơn vị tiêu biểu có thương hiệu, sản phẩm chủ lực của TP HCM, diễn ra ngày 15/4. Trong tọa đàm chủ đề “Hành trình kiến tạo – vươn tầm”, nữ CEO chia sẻ về hành trình đưa doanh nghiệp từ hai nhà máy bị “đắp chiếu” sau chiến tranh vươn lên thành thương hiệu sữa lớn thứ 6 toàn cầu và đứng thứ 36 thế giới về doanh thu. Trên chặng đường này, những cột mốc của Vinamilk đều song hành sự đổi mới, chuyển mình của thành phố.





Bà Mai Kiều Liên chia sẻ tại buổi tọa đàm chủ đề Hành trình kiến tạo - vươn tầm. Ảnh: Nam Anh

Bà Mai Kiều Liên chia sẻ tại buổi tọa đàm chủ đề “Hành trình kiến tạo – vươn tầm”. Ảnh: Nam Anh

Những cột mốc của ông lớn sữa Việt

Vinamilk thành lập từ năm 1976, trên cơ sở tiếp quản hai nhà máy bỏ hoang tại thành phố sau ngày giải phóng. Giai đoạn này, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là tình trạng thiếu nguyên vật liệu sản xuất. Song, bằng kiến thức chuyên ngành chế biến sữa được đào tạo từ Nga, bà Liên cùng các cộng sự đã sáng tạo, tìm cách duy trì hoạt động, đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên.

Khi đất nước bước vào giai đoạn đổi mới, cũng chính từ TP HCM, Vinamilk triển khai chiến lược tự chủ nguồn nguyên liệu, sản xuất sữa tươi từ đàn bò sữa trong nước. Những năm 1990, doanh nghiệp khởi xướng phong trào chăn nuôi bò sữa tại Củ Chi, Hóc Môn và sau đó lan rộng ra nhiều tỉnh thành.

Đây là những nền tảng ban đầu để Vinamilk phát triển cho mạng lưới 15 trang trại bò sữa quy mô lớn và 16 nhà máy chuẩn quốc tế trong và ngoài nước. Không chỉ mô hình sản xuất, nguồn lực tài chính, nhân lực như đội ngũ kỹ sư, chuyên gia ngành sữa… phần lớn đều được đào tạo, phát triển từ TP HCM.





Một trang trại theo mô hình sinh thái của doanh nghiệp. Ảnh: Nam Anh

Một trang trại theo mô hình sinh thái của doanh nghiệp. Ảnh: Nam Anh

Bà Liên liên tục nhấn mạnh về sự đồng hành của Vinamilk và TP HCM trong giai đoạn đầu cổ phần hóa doanh nghiệp. Năm 2003, doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa. Đến 2006, cổ phiếu VNM chính thức niêm yết trên sàn HOSE với vốn hóa chiếm gần một nửa giá trị toàn sàn lúc bấy giờ.

Theo CEO, đây là cột mốc quan trọng của Vinamilk, điển hình thành công cho các “quyết sách” đổi mới của TP HCM. Tính đến cuối năm 2024, vốn hóa Vinamilk đạt 5,2 tỷ USD, tăng hơn 50 lần so với mức được đánh giá khi niêm yết là 100 triệu USD. Doanh nghiệp cũng đóng góp hơn 19.750 tỷ đồng cho ngân sách TP HCM, hơn 63.000 tỷ đồng cho cả nước tính đến quý I/2025. Riêng hai năm 2023 và 2024, con số nộp ngân sách cho TP HCM đạt trên 1.000 tỷ đồng mỗi năm.

“TP HCM là cái nôi của sự năng động và sáng tạo. Các chính sách đi đầu của thành phố đã mở đường cho đổi mới, tạo cơ hội lớn cho doanh nghiệp phát triển. Nhờ đó, Vinamilk mới có thể trở thành doanh nghiệp đa quốc gia như hôm nay”, bà Liên nói.

50 năm tự chủ – đổi mới – quyết liệt

Tại sự kiện, Vinamilk là một trong 50 đơn vị tiêu biểu được vinh danh nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam. Trên sân khấu nhận giải, bà Mai Kiều Liên nói rằng tự chủ, đổi mới và quyết liệt là tinh thần gắn kết giữa Vinamilk và TP HCM. “Cũng như thành phố, khát vọng của Vinamilk là tốt hơn và tốt hơn nữa mỗi ngày, từ hiệu quả kinh doanh, thương hiệu, đời sống người lao động đến đóng góp cho đất nước”, bà Liên cho biết.





Bà Mai Kiều Liên nhận cúp vinh danh Top 50 doanh nghiệp, đơn vị tiêu biểu của TP HCM. Ảnh: Nam Anh

Bà Mai Kiều Liên nhận cúp vinh danh Top 50 doanh nghiệp, đơn vị tiêu biểu của TP HCM. Ảnh: Nam Anh

Bà lấy ví dụ, doanh nghiệp bắt đầu chuyển mình từ năm 2023, làm mới toàn diện về thương hiệu, bao bì, đổi mới cách tiếp cận người tiêu dùng. Công ty đưa công nghệ và tiêu chuẩn toàn cầu vào thị trường Việt Nam, mở ra sân chơi mới cho ngành sản phẩm dinh dưỡng. Nhờ đó, thương hiệu “sữa Việt” đã có mặt tại 63 quốc gia và được quốc tế công nhận là một mô hình tự chủ bền vững do chính người Việt xây dựng.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2024, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu thuần 61.783 tỷ đồng, tăng 2,2% cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế 9.453 tỷ đồng.





Một trong những dây chuyền sản xuất đạt chuẩn quốc tế của doanh nghiệp. Ảnh: Nam Anh

Một trong những dây chuyền sản xuất đạt chuẩn quốc tế của doanh nghiệp. Ảnh: Nam Anh

Cũng tại sự kiện, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Văn Được, cho biết ngày càng nhiều doanh nghiệp thành phố vươn tầm và tham gia vào các dự án trọng điểm. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ nỗ lực vươn lên thành doanh nghiệp lớn. Doanh nghiệp lớn phát triển hơn, có quy mô, tiềm lực, sức cạnh tranh cao, bước đầu dẫn dắt được một số ngành, lĩnh vực trọng điểm, then chốt và vươn tầm quốc tế. ”Các bạn là điểm tựa truyền cảm hứng, lan tỏa mạnh mẽ đến cộng đồng doanh nghiệp thành phố”, ông nói.

Hoàng Đan

Tag: kinhte-vnexpress

How useful was this post?

Click on a star to rate it!

Average rating 5 / 5. Vote count: 6

No votes so far! Be the first to rate this post.