Bình ThuậnÔng Huỳnh Tuấn Ân, Chủ tịch Tập đoàn Tuấn Ân, bị cáo buộc chi tiền ngoài hợp đồng 5-6% cho Điện lực Bình Thuận, để được trúng 25 gói thầu cung cấp thiết bị.
Ngày 19/4, ông Ân, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Tuấn Ân, bị Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03 Bộ Công an) đề nghị truy tố về tội Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng và Đưa hối lộ.
Ông Trần Ngọc Linh, Nguyễn Thành Ngôn, cựu Giám đốc Công ty Điện lực Bình Thuận, cùng Trương Tấn Đạt, Phó giám đốc và Lê Quang Nghĩa, Trưởng phòng kế hoạch vật tư, bị đề nghị truy tố về tội Nhận hối lộ.
Cùng vụ án, 21 bị can còn lại bị đề nghị truy tố về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng và In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước.
Ông Ân cam kết sẽ chi tiền ngoài hợp đồng 5-6% cho EVN Bình Thuận, trong đó cá nhân ông Linh là 1,5% (từ 2019 là 2%). Số tiền chi ngoài hợp đồng này không cố định mà thay đổi tùy thuộc lợi nhuận của Tập đoàn Tuấn Ân m với mỗi gói thầu.
Chủ tịch Ân còn cho ông Linh góp vốn 500 triệu đồng vào Tập đoàn Tuấn Ân để trở thành cổ đông chiến lược. Mỗi năm, ông Ân trả hơn 20% tiền lãi. Từ đó, ông Linh đồng ý và hứa giúp đỡ cho Tập đoàn Tuấn Ân trúng thầu, theo cáo buộc.

Ông Huỳnh Tấn Ân lúc bị bắt. Ảnh: Bộ Công an
Trong giai đoạn ông Linh làm Giám đốc, Điện lực Bình Thuận đã tạo điều kiện cho Tập đoàn Tuấn Ẩn trúng tổng 23/26 gói thầu, trị giá đã quyết toán hơn 90 tỷ đồng. Việc này bị cho rằng
gây thiệt hại cho tài sản Nhà nước hơn 45 tỷ đồng.
Đến cuối năm 2021, ông Ngôn được bổ nhiệm Giám đốc Điện lực Bình Thuận và tiếp tục kế thừa “thỏa thuận ngầm” từ giai đoạn trước. Giai đoạn này, ông Ngôn đã chỉ đạo cấp dưới tạo điều kiện cho Tập đoàn Tuấn Ânh trúng gói thầu số 25 và 26 với tổng giá trị hơn 9 tỷ đồng, gây thiệt hại cho Nhà nước 4,5 tỷ đồng.
Quá trình tạo điều kiện cho Tập đoàn Tuấn Ân trúng thầu, ông Linh, Ngôn và các cá nhân tại Điện lực Bình Thuận đã nhiều lần nhận tiền từ doanh nghiệp như đã thỏa thuận, theo cáo buộc.
Theo nhà chức trách, việc chi tiền cho các cá nhân tại Điện lực Bình Thuận nằm trong quy chế quản trị hàng năm của tập đoàn. Chủ tịch Ân khuyến khích các công ty thành viên thuộc tập đoàn tự trao đổi, thỏa thuận với khách hàng là các Công ty Điện lực về tỷ lệ chi tiền ngoài hợp đồng nhằm được trúng thầu. Mức chi tiền ngoài hợp đồng theo tỷ lệ do ônh Ân ban hành qua các năm và phân quyền quyết định tỷ lệ chi tiền từ Tổng giám đốc đến Giám đốc các Công ty thành viên để thực hiện.
Áp dụng quy chế này, ông Ân đã thỏa thuận chi tiền ngoài hợp đồng cho Điện lực Bình Thuận để được trúng các gói thầu. Ông sau đó chỉ đạo cấp dưới “đi cửa sau” với các cá nhân tại Điện lực Bình Thuận để được trúng 26 gói thầu từ 2017 đến 2023.
Được quyết toán sau khi trúng thầu, Tập đoàn Tuấn Ân đã chi tiền cho ông Linh, Ngôn và các cá nhân liên quan theo mức đã thỏa thuận. Về trình tự chi tiền, Tạ Ngọc Huân, Phó tổng giám đốc thiết bị điện Tuấn Ân, là người lập phiếu duyệt giá, trong đó thể hiện số tiền chi cho các cá nhân tại Điện lực Bình Thuận. Nhằm tiện theo dõi, ông Huân đặt mã chi cụ thể cho mỗi cá nhân và tỉ lệ, số tiền cho từng người. Ví dụ, ông Linh có mã chi là NVCK1, ông Ngôn là NVCK11.
Từ năm 2017 đến 2023, ông Linh đã nhận tổng cộng 2,3 tỷ đồng từ Tập đoàn Tuấn Ân. Toàn bộ số tiền này được đưa làm nhiều lần trong năm, những người liên quan không thể nhớ chi tiết từng lần đưa tiền. ơn nữa, các gói thầu gối nhau nên không phân tách được cụ thể. Địa điểm đưa, nhận tiền đa phần tại phòng làm việc của ông Linh.
Ông Ngôn nhận tổng số tiền 1,3 tỷ đồng tại phòng làm việc, trong đó lần đầu tiên vào dịp Tết nguyên đán 2023. Trong số tiền này, ông Ngôn dùng 100 triệu đồng đưa cho ông Linh. Tiền được đưa làm nhiều lần trong năm theo các gói thầu gối nhau nên không phân tách được cụ thể và không xác định được thời gian từng lần đưa tiền.

Các bị can Trần Ngọc Linh; Nguyễn Thành Ngôn; Trương Tấn Đạt; Lê Quang Nghĩa; Tạ Thúc Thông (từ trái qua). Ảnh: Bộ Công an
Trương Tấn Đạt nhận tổng số 4,1 tỷ đồng vào nhiều lần tại phòng làm việc. Toàn bộ số tiền này được đưa làm nhiều lần trong năm, tương ứng với các gói thầu gối nhau nên không phân tách được cụ thể và không xác định được thời gian từng lần đưa tiền. Ngoài ra, cảnh sát cáo buộc Lê Quang Nghĩa nhận 460 triệu đồng, Tạ Thúc Thông nhận gần 1,2 tỷ đồng.
C03 kết luận, hành vi của ông Linh, Ngôn và Đạt đã phạm tội Nhận hối lộ. Bị can Ân phạm tội đưa hối lộ 9,4 tỷ đồng.
5 thủ đoạn thông thầu của Tuấn Ân tại Điện lực Bình Thuận
Theo kết luận, từ năm 2017 đến năm 2023, bằng các hành vi trái pháp luật, Tuấn Ân đã trúng 26 gói thầu cung cấp vật tư, phụ kiện thiết bị điện tại Điện lực Bình Thuận. Trong đó 25 gói sản xuất và 1 gói thương mại có vi phạm đấu thầu nhưng không gây thiệt hại. Giá trị trúng thầu 141 tỷ đồng và đã được quyết toán gần 110 tỷ đồng.
Để thực hiện các sai phạm, Tuấn Ân đã sử dụng thủ đoạn. Cụ thể, trước khi phát hành hồ sơ mời thầu khoảng 1 tháng, phía doanh nghiệp sẽ trao đổi với các cá nhân của Điện lực Bình Thuận để biết trước các mặt hàng sẽ mua sắm và hồ sơ đặc tính kỹ thuật. Từ đó, tập đoàn Tuấn Ân sẽ chuẩn bị các điều kiện lợi thế để đảm bảo trúng thầu.
Hai bên sau đó cùng xây dựng báo giá lập dự toán và thống nhất lựa chọn một số hàng hóa có các đặc tính kỹ thuật điển hình để cài thầu. Hai bên còn thỏa thuận về việc lựa chọn hình thức đấu thầu mua sắm trực tiếp, trong đó áp dụng giá của hợp đồng đã ký trước đó không quá 12 tháng. Nhưng thực tế nhiều hợp đồng đều sử dụng báo giá của Công ty Cổ phần thiết bị điện Tuấn Ân cung cấp trước đó hơn một năm.
Hơn nữa, nhằm bảo đảm lợi thế chắc chắn cho Tuấn Ân trúng thầu, hai bên thông đồng về giá dự thầu của Tuấn Ân sẽ thấp hơn từ 5 đến 8% so với giá dự toán.
C03 kết luận, Chủ tịch Ân là người trực tiếp thực hiện và chỉ đạo cấp dưới thực hiện các sai phạm, kể cả việc chi tiền ngoài hợp đồng. Hành vi này đã gây thiệt hại cho Nhà nước gần 50 tỷ đồng tại 25 gói thầu.