Bi kịch của người vợ chống lại cơn bạo hành của chồng vũ phu

Bi kịch của người vợ chống lại cơn bạo hành của chồng vũ phu – rss

Người thân cho hay, vợ chồng Lưu sau đó vẫn thường xuyên cãi nhau. Khi mẹ vợ can ngăn, Lưu đánh luôn cả bà.

Các đồng nghiệp của Cao tại của hàng thời trang cho hay, người chồng thường xuyên xuất hiện để giám sát vợ và đôi khi họ cãi nhau trong giờ làm việc.

Hồ sơ cảnh sát cho thấy Cao đã trình báo về bạo lực gia đình vào tháng 5 năm ngoái, nhưng vụ việc đã được giải quyết sau khi chính quyền không tìm thấy bằng chứng.

Một cuộc cãi vã khác nổ ra ngày 20/5/2024, sau khi Lưu nổi cơn ghen vì nghi ngờ vợ ăn tối với người đàn ông khác. Lưu đe dọa Cao bằng dao, lăng mạ và tấn công cô gần căn hộ của họ.

Kết quả điều tra sau đó xác định cô chỉ gặp một bạn nữ vào hôm đó. Cuộc chiến trở nên căng thẳng khi Lưu kéo lê và xé quần áo của cô ngoài đường. “Tôi rất sợ hãi và chỉ muốn trốn thoát”, Cao sau này nói.

Khi chồng dừng lại để hút thuốc, Cao nhảy lên xe và cố lái đi. Lưu khi này trèo lên nắp capo để ngăn lại nhưng cô vẫn tiếp tục lái xe, cố gắng thoát khỏi anh ta.

Khoảng một phút sau, chiếc xe đâm vào một chậu cây. Cả hai đều bị thương và Lưu đã chết do nhiều cơ quan nội tạng bị vỡ. Cao bị gãy xương và chấn thương bên trong.

Trong phiên xét xử mới đây, tòa án tuyên Cao phạm tội Cố ý giết người, án 11 năm tù.

Tòa án xác định Cao biết Lưu bám vào nắp ca-pô nhưng vẫn lái xe với tốc độ cao, dẫn đến vụ tai nạn chết người. Cao đã tỏ ra thờ ơ với sự an toàn của Lưu, dẫn đến hậu quả tử vong.

Bản án cho rằng Cao không bị tấn công trực tiếp khi lái xe và mối đe dọa từ Lưu là không chắc chắn, do đó loại trừ khả năng tự vệ chính đáng.

Cao và gia đình kháng cáo, lập luận rằng cô không có ý định giết người và hành động này chỉ là để tự vệ và thoát thân khẩn cấp sau khi bị bạo lực gia đình.

Mẹ của cô cho biết một số vết thương của con gái, bao gồm cả tổn thương ở tuyến tụy là do vụ tấn công trước đó của chồng gây ra, chứ không phải từ vụ tai nạn.

“Con tôi bị lột đồ và đánh đập ở nơi công cộng. Nếu không trốn thoát, con bé có thể đã bị giết. Nó là nạn nhân, không phải thủ phạm”, bà nói.

Khái niệm tự vệ khẩn cấp ám chỉ tình huống mà một cá nhân buộc phải hành động để bảo vệ bản thân khỏi nguy hiểm hoặc tổn hại sắp xảy ra. Trong trường hợp của Cao, luật sư của cô lập luận thân chủ đã phải đối mặt với tình huống đe dọa đến tính mạng và không có lựa chọn nào khác ngoài tự vệ.

Quá trình kháng cáo sẽ tập trung vào một số điểm chính, bao gồm thực tế là Cao đã phải chịu bạo lực gia đình nghiêm trọng và bị đe dọa vào đêm xảy ra sự việc, kể cả việc bị chồng kề dao và đánh đập.

Trong khi đó, cha mẹ của Lưu muốn con dâu phải đối mặt với án tử hình. Họ thừa nhận mối quan hệ giữa con trai và con dâu không tốt nhưng cho rằng hai con thường xuyên cãi nhau vì con dâu chỉ trích vấn đề vệ sinh và thu nhập thấp của Lưu.

Mẹ của Lưu phủ nhận mọi hành vi ngược đãi, cáo buộc Cao “nói dối trái với lương tâm”.

Câu chuyện nhanh chóng lan truyền trên mạng, với các bài đăng liên quan trên nền tảng mạng xã hội ở Trung Quốc thu hút hơn 100 triệu lượt phản hồi. Vụ án đã đặt ra câu hỏi về hiệu quả của luật bạo lực gia đình và cách đối xử với nạn nhân bị ngược đãi.

Hành động của Cao có thể là cực đoan nhưng nhiều người cho rằng cô đã bị đẩy đến tuyệt vọng vì bị chồng liên tục ngược đãi và bạo lực.

“Bất kỳ ai phải đối mặt với bạo lực gia đình nên bình tĩnh thu thập bằng chứng và tìm kiếm sự giúp đỡ từ cảnh sát và các tổ chức hỗ trợ kịp thời”, một ý kiến khác nhận được ủng hộ của nhiều người.

Hải Thư (Theo SCMP)

Tag: phapluat-vnexpress

How useful was this post?

Click on a star to rate it!

Average rating 5 / 5. Vote count: 2

No votes so far! Be the first to rate this post.