Bảy vấn đề của ngành sầu riêng cần khắc phục cấp bách

Bảy vấn đề của ngành sầu riêng cần khắc phục cấp bách – rss

sầu riêng - Ảnh 1.

Thương lái thu mua sầu riêng ở miền Tây – Ảnh: KHƯƠNG TÂY ĐÔ

Theo kế hoạch, chiều nay 24-5, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy cùng lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk sẽ chủ trì hội nghị phát triển ngành hàng sầu riêng bền vững. 

Việt Nam là nước cung cấp sầu riêng lớn thứ hai cho Trung Quốc

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, ngành hàng sầu riêng đã và đang trở thành một trong những ngành hàng có tốc độ tăng trưởng và xuất khẩu mạnh mẽ nhất của Việt Nam trong những năm qua, nhất là sau khi ký kết nghị định thư với Trung Quốc. 

Song ngành hàng này cũng đang đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng.

Theo thống kê, từ năm 2015 đến 2024 diện tích trồng sầu riêng tăng từ 32.000ha lên gần 179.000ha. Đặc biệt trong 5 năm trở lại đây, bất chấp rất nhiều khuyến cáo từ cơ quan chuyên môn, diện tích trồng sầu riêng vẫn tăng 2,38 lần so với định hướng của bộ. 

Trong khi diện tích trồng sầu riêng tăng nhanh thì thị trường xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc (năm 2024 chiếm 97% và là nhà cung cấp sầu riêng lớn thứ hai cho Trung Quốc). 

Sự phụ thuộc quá lớn này là một trong những nguyên nhân biến động về kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam khi có bất kỳ sự biến động nào từ thị trường Trung Quốc. 

Ghi nhận trong 4 tháng đầu năm 2025, nhu cầu của thị trường Trung Quốc đã giảm gần 47% về lượng và 48% về giá trị. 

Nguyên nhân có thể là từ xu hướng cắt giảm chi tiêu do kinh tế khó khăn và mặt hàng sầu riêng đã giảm dần sức “nóng” tại thị trường tỉ dân này.

Cùng với đó là sự cạnh tranh thị phần và gia tăng kiểm soát về an toàn thực phẩm của nước nhập khẩu. 

Đặc biệt từ nửa cuối năm 2024 và đầu năm 2025, Trung Quốc đã chính thức cho phép Campuchia, Malaysia… xuất khẩu sầu riêng nên phần nào làm gia tăng sự cạnh tranh và chia sẻ thị phần của sầu riêng Việt Nam.

sầu riêng - Ảnh 2.

Một cơ sở đóng gói sầu riêng ở miền Tây – Ảnh: T. VY

Quản lý chất lượng sầu riêng chưa hiệu quả

Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết đánh giá về ngành hàng sầu riêng Việt Nam, các nhà quản lý, chuyên gia cho rằng có bảy tồn tại, hạn chế cần phải cấp bách khắc phục và hành động quyết liệt trong thời gian tới để phát triển bền vững ngành hàng tỉ đô. 

Thứ nhất, hiện tượng tăng trưởng nóng về sản lượng, diện tích và quy mô xuất khẩu. Việc mở rộng diện tích chủ yếu mang tính tự phát, thiếu quy hoạch bài bản và chưa gắn với phát triển vùng nguyên liệu có kiểm soát. 

Sự mất cân đối giữa tăng trưởng và năng lực tổ chức chuỗi giá trị đang đặt ngành sầu riêng trước rủi ro lớn như vi phạm kỹ thuật, trả hàng, mất thị trường. 

Thứ hai, yêu cầu kỹ thuật của các nước nhập khẩu ngày càng nghiêm ngặt. Yêu cầu kiểm tra nghiêm ngặt kim loại nặng và chất cấm (cadimi và chất vàng O) là các yêu cầu kỹ thuật phát sinh, còn lúng túng ban đầu, đòi hỏi toàn chuỗi giá trị sầu riêng phải có các hành động phù hợp để ứng phó. 

Thứ ba, quản lý chất lượng sầu riêng chưa hiệu quả. Năng lực kiểm soát chất lượng và truy xuất nguồn gốc còn yếu, thiếu đồng bộ và không theo kịp tốc độ tăng trưởng nóng. Năng lực thử nghiệm hiện vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng, tốc độ và độ đại diện của mẫu, gây ùn tắc cục bộ dẫn tới tình trạng chậm trễ và rủi ro bị trả hàng. 

Thứ tư, cơ sở pháp lý chưa đủ mạnh. Hiện nay, Việt Nam chưa có chế tài đủ mạnh để xử lý vi phạm trong việc cấp và sử dụng mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói. Hệ quả là tình trạng giả mạo, mượn mã số, sử dụng mã số sai mục đích vẫn diễn ra, làm gia tăng rủi ro bị trả hàng, đình chỉ xuất khẩu và suy giảm uy tín quốc gia. 

Thứ năm, sự vào cuộc của địa phương chưa rõ nét. Hiện nay, nhiều địa phương chưa bố trí đủ nguồn lực, cả về nhân lực và kinh phí thực hiện việc kiểm tra, giám sát vùng trồng.

Thứ sáu, nhận thức và trách nhiệm của vùng trồng, doanh nghiệp còn hạn chế. Nhiều vùng trồng, cơ sở đóng gói chủ yếu hoạt động theo kiểu đối phó, chưa thực hiện duy trì thường xuyên các điều kiện kỹ thuật bắt buộc, không đáp ứng được quy trình sơ chế – đóng gói theo yêu cầu.

Thứ bảy, công nghệ bảo quản và chế biến sầu riêng hiện còn đơn giản, thiếu đồng bộ, chủ yếu phục vụ xuất khẩu dưới dạng tươi hoặc cấp đông. 

Tag: kinhte-tuoitre

How useful was this post?

Click on a star to rate it!

Average rating 5 / 5. Vote count: 1

No votes so far! Be the first to rate this post.