Thủ tướng: Sẽ phát động phong trào toàn dân thi đua làm giàu

Thủ tướng: Sẽ phát động phong trào toàn dân thi đua làm giàu – rss

Thủ tướng - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính – Ảnh: GIA HÂN

Sáng 18-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày chuyên đề nội dung trọng tâm, cốt lõi của nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân và kế hoạch thực hiện nghị quyết này.

Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế

Thủ tướng nêu rõ trong gần 40 năm qua, quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với kinh tế tư nhân đã được thể hiện rõ tại nhiều văn kiện, văn bản.

Kinh tế tư nhân liên tục phát triển, khẳng định vị thế là một động lực quan trọng của nền kinh tế; góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng thu ngân sách nhà nước.

Kinh tế tư nhân tạo việc làm, thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội; thúc đẩy hội nhập quốc tế…

Số lượng doanh nghiệp thành lập tăng mạnh, đến nay có gần 1 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế ở tất cả lĩnh vực. Đồng thời liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, là khu vực có đóng góp lớn nhất trong nền kinh tế, chiếm tỉ trọng khoảng 50% GDP.

Nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn đang hình thành, phát triển, vươn tầm khu vực, quốc tế. Thủ tướng chia sẻ, ngay sau khi ban hành nghị quyết 68, tinh thần lan tỏa rất lớn, phong trào khởi nghiệp được đẩy lên cao.

Đội ngũ doanh nhân ngày càng phát triển lớn mạnh, tinh thần kinh doanh, tinh thần đổi mới và khát vọng vươn lên ngày càng mạnh mẽ.

Thủ tướng cũng chỉ ra tồn tại, hạn chế, nguyên nhân. Với các bài học kinh nghiệm, Thủ tướng cho rằng cần xóa bỏ mọi rào cản, tư duy không quản được thì cấm để phát triển kinh tế tư nhân, đẩy mạnh hợp tác giữa Nhà nước và tư nhân.

Ông cho rằng Nhà nước phải giữ vai trò kiến tạo. Muốn kiến tạo, phát triển phải xây dựng cơ chế, chính sách ưu tiên. Muốn ưu tiên ngành nào phải có cơ chế chính sách đặc thù ưu tiên ngành đó.

Như muốn phát triển ô tô điện phải có cơ chế, chính sách ưu tiên hay muốn phát triển điện gió, điện mặt trời thì doanh nghiệp phải đầu tư, đặc biệt phải chuyển giao công nghệ.

Tuy nhiên việc chuyển giao công nghệ vẫn còn khó khăn dù là cốt lõi. Do đó theo Thủ tướng cần có cơ chế, chính sách về việc này.

Một nội dung khác, theo ông, cần bảo đảm kinh tế tư nhân được đối xử công bằng, bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân vươn ra thị trường quốc tế, xây dựng thương hiệu quốc tế.

Thủ tướng nêu việc xây dựng thương hiệu rất quan trọng và dẫn chứng một cái áo sản xuất như nhau với những nguyên liệu đó, sản xuất bởi người Việt Nam nhưng mang thương hiệu may 10 với các thương hiệu có tiếng trên thế giới như Nike, Adidas đã chênh nhau hàng chục lần.

Thủ tướng cũng nêu rõ nghị quyết 68 đưa ra 5 quan điểm chỉ đạo mang tính đột phá về phát kinh tế tư nhân.

Trong đó xóa bỏ triệt để nhận thức, tư tưởng, quan niệm, thái độ định kiến về kinh tế tư nhân; coi doanh nhân là những chiến sĩ trên mặt trận kinh tế, “thương trường là chiến trường thì doanh nhân phải là chiến sĩ”…

Thủ tướng: Sẽ phát động phong trào toàn dân thi đua làm giàu - Ảnh 3.

Các đại biểu dự hội nghị – Ảnh: GIA HÂN

Tạo thuận lợi cho kinh tế tư nhân tiếp cận các nguồn lực về đất đai, vốn, nhân lực chất lượng cao

Để triển khai nghị quyết, Thủ tướng cho hay Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Nội vụ chuẩn bị phát động phong trào toàn dân thi đua làm giàu, đóng góp, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

“Sau khi có nghị quyết này (kinh tế tư nhân – PV) phải phát động phong trào toàn dân thi đua làm giàu. Bộ Nội vụ sẽ chủ trì việc này. Như Tổng Bí thư Tô Lâm nói mọi người, mọi nhà, mọi gia đình, tất cả các thành phần kinh tế tham gia vào mới làm được. Phải phát động phong trào thi đua làm giàu trên cả nước”, Thủ tướng nêu rõ.

Nghị quyết 68 nêu các mục tiêu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đề ra 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp thể hiện tinh thần đổi mới, đột phá, cải cách mạnh mẽ, bảo đảm bám sát 3 đột phá chiến lược (về thể chế, nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng).

Thủ tướng cho biết doanh nghiệp quan tâm nhiều việc phân định rõ trách nhiệm hình sự với hành chính, dân sự để củng cố niềm tin, thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân.

Bảo đảm và bảo vệ hữu hiệu quyền sở hữu, quyền tự do kinh doanh, quyền tài sản, quyền cạnh tranh bình đẳng và bảo đảm thực thi hợp đồng của kinh tế tư nhân.

Nghị quyết nêu quan điểm tuân thủ nguyên tắc phân định rõ trách nhiệm hình sự với hành chính, dân sự; giữa pháp nhân và cá nhân trong xử lý vi phạm.

Trường hợp thực tiễn áp dụng pháp luật có thể dẫn đến xử lý hình sự hoặc không xử lý hình sự thì kiên quyết không áp dụng xử lý hình sự.

Trường hợp đến mức xử lý hình sự thì ưu tiên các biện pháp khắc phục hậu quả kinh tế trước và là căn cứ quan trọng để xem xét các biện pháp xử lý tiếp theo.

Không hồi tố các quy định pháp luật để xử lý bất lợi cho doanh nghiệp. Bảo đảm nguyên tắc suy đoán vô tội trong quá trình điều tra, xét xử các vụ án.

Thủ tướng đề nghị tạo thuận lợi cho kinh tế tư nhân tiếp cận các nguồn lực về đất đai, vốn, nhân lực chất lượng cao.

Cần triển khai chương trình đào tạo, bồi dưỡng 10.000 giám đốc điều hành. Hình thành và phát triển nhanh các doanh nghiệp vừa và lớn, tập đoàn tầm cỡ khu vực và toàn cầu.

“Làm sao doanh nghiệp lớn trở thành lớn hơn, doanh nghiệp toàn cầu; doanh nghiệp vừa và nhỏ phải trở thành doanh nghiệp lớn”, ông kỳ vọng.

Về kế hoạch hành động của Chính phủ để thực hiện nghị quyết số 68, ông nêu phương châm “quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết định, xác định rõ trọng tâm, trọng điểm”.

Tại hội nghị, Thủ tướng đã giải đáp, làm rõ một số ý kiến, kiến nghị mà đại biểu doanh nhân nêu về tầm quan trọng, vai trò của nghị quyết; một số giải pháp trong tiếp cận thể chế, chính sách với doanh nghiệp…

Tag: kinhte-tuoitre

How useful was this post?

Click on a star to rate it!

Average rating 5 / 5. Vote count: 4

No votes so far! Be the first to rate this post.