Vụ tai nạn ở Vĩnh Long: Trẻ em không thể là ‘người thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho xã hội’

Vụ tai nạn ở Vĩnh Long: Trẻ em không thể là ‘người thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho xã hội’ – rss

trẻ em - Ảnh 1.

Hiện trường vụ tai nạn ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long đang gây bức xúc dư luận – Ảnh: CTV

Liệu rằng việc quy buộc cho trẻ em là “người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội” có phù hợp quy định pháp luật?

Không thể gây tổn thương cho trẻ em

Theo luật sư Đỗ Ngọc Thanh (Đoàn luật sư TP.HCM), điều 12 Bộ luật Hình sự quy định: Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng do cố ý.

Trong khi đó, tội vi phạm quy định giao thông đường bộ không thuộc nhóm tội này.

Nếu giả định trẻ em có lỗi khi điều khiển phương tiện thì lỗi đó chỉ có thể bị xem xét ở góc độ vi phạm hành chính.

Không thể nhân danh pháp luật hình sự để quy kết trẻ em là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhất là khi em là nạn nhân thiệt mạng.

Luật Trẻ em 2016 tại khoản 1 điều 6 nghiêm cấm hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm trẻ em.

Điều 21 quy định rõ: “Trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín…”. Do đó việc sử dụng cụm từ “người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết” trong văn bản tố tụng liên quan đến một nạn nhân trẻ em mà không có sự phân tích đầy đủ về độ tuổi, năng lực trách nhiệm hình sự và yếu tố lỗi là không phù hợp, dễ gây hiểu nhầm và tổn thương không đáng có”, ông Thanh chia sẻ.

Tội danh chưa áp dụng với người dưới 16 tuổi

Luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cũng khẳng định hành vi tham gia giao thông đường bộ vi phạm pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị xử lý theo điều 260 Bộ luật Hình sự và tội danh này hiện nay không xử lý với người chưa đủ 16 tuổi.

Theo luật sư Cường, trường hợp người gây tai nạn giao thông đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự (từ đủ 16 tuổi trở lên), có lỗi, gây hậu quả nghiêm trọng (chết người, thương tích cho người khác từ 61% trở lên…) có dấu hiệu phạm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo điều 260 Bộ luật Hình sự.

Tuy nhiên nếu trong quá trình giải quyết tin báo, điều tra, truy tố, xét xử mà người phạm tội (người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội – người bị buộc tội) đã chết, không còn đồng phạm khác thì vụ án có thể được đình chỉ, nếu chưa khởi tố thì sẽ căn cứ vào khoản 7, điều 157 BLTTHS để không khởi tố vụ án hình sự.

Ví dụ trong trường hợp người gây tai nạn đã đủ 16 tuổi và có đủ căn cứ xác định người này có hành vi vi phạm giao thông đường bộ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho người khác (chết người, thương tích cho người khác từ 61% trở lên hoặc thiệt hại tài sản từ 100 triệu đồng trở lên).  

Đồng thời người gây tai nạn cũng tử vong mà xác định không có ai có hành vi vi phạm nào khác thì mới có thể kết luận là “người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết” để không khởi tố vụ án hình sự.

Tag: phapluat-tuoitre

How useful was this post?

Click on a star to rate it!

Average rating 5 / 5. Vote count: 1

No votes so far! Be the first to rate this post.