Dự án điện tái tạo thiếu giấy nghiệm thu, Bộ Công Thương lo nguy cơ xảy ra tranh chấp

Dự án điện tái tạo thiếu giấy nghiệm thu, Bộ Công Thương lo nguy cơ xảy ra tranh chấp – rss

Dự án điện tái tạo thiếu giấy nghiệm thu, Bộ Công Thương lo nguy cơ xảy ra tranh chấp - Ảnh 1.

Dự án điện gió, điện mặt trời thiếu giấy nghiệm thu đang được tìm cách xử lý – Ảnh: Q.Đ.

Bộ Công Thương vừa có báo cáo gửi Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình về việc giải quyết vướng mắc hưởng giá FIT theo nghị quyết 233 của Chính phủ về tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án năng lượng tái tạo

Nguy cơ tranh chấp, khiếu kiện 

Bộ này cho rằng việc xử lý các vấn đề liên quan tới giá FIT là thuộc thẩm quyền giải quyết của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Vì vậy, EVN đã có các buổi làm việc với chủ đầu tư các dự án để có phương án xử lý. 

Bộ cho biết các ý kiến của chủ đầu tư nêu ra tập trung vào những vấn đề liên quan thời điểm vận hành COD (vận hành thương mại); quy định hiện hành không yêu cầu có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là điều kiện được công nhận COD. 

Một số chủ đầu tư cho rằng đã chấp nhận nộp phạt vi phạm hành chính, hoặc gửi văn bản báo cáo lên các cơ quan chức năng lý do khách quan như dịch COVID-19 nên không thể nghiệm thu trước COD; những tác động về tài chính của việc tạm thanh toán, dự án đối mặt với việc vi phạm nghĩa vụ trả nợ…

Theo Bộ Công Thương, phương án xử lý được EVN đề xuất không đạt được sự đồng thuận của các nhà đầu tư, nên có thể xảy ra khả năng tranh chấp, khiếu kiện, ảnh hưởng môi trường đầu tư.

Phương án mà EVN đưa ra cũng không đảm bảo theo yêu cầu chỉ đạo của nghị quyết 233 là xử lý tối ưu, so sánh lợi ích kinh tế xã hội và hạn chế tranh chấp, khiếu kiện. 

Trước đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã có nhiều báo cáo liên quan đến tình hình xử lý, giải quyết các dự án. 

Trong đó cập nhật mới nhất ngày 12-4, EVN đã thông tin về số liệu các nhà máy hiện đang có vướng mắc giá FIT.

Có 172 nhà máy/phần nhà máy điện gió, điện mặt trời chưa được chấp thuận kết quả nghiệm thu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại thời điểm được công nhận ngày vận hành thương mại (COD).

Các nhà máy điện tái tạo đang được thanh toán ra sao?

Công ty Mua bán điện (EPTC) đã làm việc trực tiếp với chủ đầu tư của 159 nhà máy/phần nhà máy có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu sau ngày COD. Có 14 chủ đầu tư chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu đã không tham gia họp, EVN đang tạm dừng thanh toán.

Trong số 159 nhà máy/phần nhà máy trên, có 39 chủ đầu tư có ý kiến về việc đã có văn bản báo cáo, đề nghị cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra và chấp thuận kết quả nghiệm thu trước ngày COD. Có 65 dự án có nhà đầu tư nước ngoài; 27 dự án có 100% vốn nước ngoài.

Ngoài ra có 25 dự án điện mặt trời (tổng công suất 1.278 MWp) đang thanh toán theo giá FIT1, sẽ tạm thanh toán theo giá FIT2; 93 dự án điện mặt trời (tổng công suất 7.357 MWp) đang thanh toán theo giá FIT, sẽ tạm thanh toán theo giá trần chuyển tiếp.

Có 14 dự án điện gió (tổng công suất 649 MW) đang thanh toán theo giá FIT sẽ tạm thanh toán theo giá trần chuyển tiếp. Các nhà đầu tư còn lại có văn bản chấp nhận kết quả nghiệm thu trong thời hạn giá FIT đang thanh toán theo giá FIT, được quy định trong hợp đồng mua bán điện.

Với các nhà máy điện chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu, EVN sẽ thực hiện tạm thanh toán chi phí vận hành và bảo trì (O&M) theo ý kiến của Bộ Công Thương.

Trên cơ sở tình hình các dự án, Bộ Công Thương đề xuất Phó thủ tướng thường trực tiếp tục chỉ đạo EVN tích cực giải quyết khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền.

Tập đoàn sớm hoàn thiện và báo cáo kết quả về nội dung hưởng giá FIT với các dự án năng lượng tái tạo, điện mặt trời mái nhà quy mô lớn xây dựng trên đất nông nghiệp, lâm nghiệp dưới mô hình đầu tư trang trại nuôi trồng.

Với các dự án liên quan tới việc kiểm tra công tác nghiệm thu trong thời điểm xảy ra dịch COVID-19, yêu cầu EVN rà soát lại hồ sơ, tài liệu, có bằng chứng hợp pháp, đúng quy định, báo cáo Bộ Công Thương phương án đề xuất, xử lý theo đúng quy định pháp luật.

Các dự án điện gió, điện mặt trời, EVN cần báo cáo rõ, cụ thể và chịu trách nhiệm toàn diện về lựa chọn phương án xử lý tối ưu trên cơ sở phân tích, đánh giá tác động, lợi thế so sánh về kinh tế – xã hội, hạn chế tối đa tranh chấp, khiếu kiện, ảnh hưởng môi trường đầu tư, đảm bảo an ninh trật tự, an ninh năng lượng quốc gia, hài hòa lợi ích nhà nước và nhà đầu tư.

Tag: kinhte-tuoitre

How useful was this post?

Click on a star to rate it!

Average rating 5 / 5. Vote count: 7

No votes so far! Be the first to rate this post.