Dệt may Việt có đủ sức bứt phá giữa bão thuế đối ứng Mỹ – Trung?

Dệt may Việt có đủ sức bứt phá giữa bão thuế đối ứng Mỹ – Trung? – rss

dệt may - Ảnh 1.

Ban lãnh đạo TCM trả lời câu hỏi của cổ đông – Ảnh: NHẬT XUÂN

Tại đại hội cổ đông thường niên năm 2025 của Công ty CP Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công (TCM) diễn ra ngày 18-4, ông Song Jae Ho – tổng giám đốc TCM – nhận định căng thẳng thương mại Mỹ – Trung đang leo thang, gần như triệt tiêu khả năng giao dịch giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

“Với việc Washington áp thuế đối ứng lên đến 245% đối với hàng hóa Trung Quốc (ngoại trừ một số lĩnh vực như điện tử), trong ngắn hạn, đây có thể là cơ hội cho Việt Nam. Chúng ta còn khoảng 45 ngày để đàm phán và hiện tại thuế suất hàng Việt vào Mỹ vẫn ở mức thấp hơn đáng kể”, ông Song nói.

Việc hàng hóa Trung Quốc gặp rào cản vào thị trường Mỹ đang thúc đẩy dòng đơn hàng chuyển hướng sang các quốc gia châu Á khác, trong đó có Việt Nam.

Tuy nhiên chi phí lao động trong nước đã tăng đáng kể so với 5-10 năm trước, khiến lợi thế cạnh tranh bằng giá nhân công rẻ dần mất hiệu lực.

“Chúng tôi xác định hai hướng chiến lược cốt lõi: phát triển sản phẩm giá trị gia tăng cao thông qua đầu tư R&D, và chuyển đổi số toàn diện trong nhà máy – xây dựng mô hình nhà máy thông minh, ứng dụng công nghệ tiên tiến và trí tuệ nhân tạo. Đây là con đường giúp nâng cao năng suất, giảm phụ thuộc vào lao động phổ thông và gia tăng sức cạnh tranh bền vững”, CEO TCM cho biết.

Ở góc độ quản trị, ông Trần Như Tùng – chủ tịch HĐQT TCM – cho rằng việc Mỹ hoãn áp dụng thuế thêm 90 ngày đã giúp doanh nghiệp có thêm thời gian chuẩn bị và điều chỉnh kế hoạch sản xuất. Phản ứng từ phía khách hàng Mỹ khá tích cực, khi không có đơn hàng nào bị hoãn hoặc hủy như những lo ngại ban đầu.

“Chúng tôi đang tranh thủ khoảng thời gian quý giá này để tăng tốc hoàn thiện đơn hàng. Đảm bảo các đơn hàng sẽ giao trước khi hết thời gian hoãn thuế”, ông Tùng chia sẻ.

Lãnh đạo TCM kỳ vọng nếu Việt Nam có thể thay thế 20-30% thị phần hàng dệt may Trung Quốc xuất sang Mỹ, ngành dệt may trong nước sẽ chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc.

Tuy nhiên để hiện thực hóa cơ hội, doanh nghiệp phải tuân thủ chặt chẽ các quy định xuất xứ hàng hóa, nhất là khi Mỹ đang tăng cường các biện pháp kiểm soát truy xuất nguồn gốc nhằm ngăn chặn hành vi lẩn tránh thuế.

“Cơ hội chỉ trở thành thực tế nếu kết quả đàm phán thương mại diễn ra theo chiều hướng tích cực. Quan trọng hơn, doanh nghiệp nội địa phải sẵn sàng cả về năng lực sản xuất, hệ thống kiểm soát chất lượng và tính minh bạch trong chuỗi cung ứng”, ông Tùng khẳng định.

Ban lãnh đạo TCM vẫn xác định phải chủ động đa dạng hóa thị trường để phòng ngừa rủi ro từ các biến động chính sách.

“Chúng tôi đang tích cực khai thác thêm các thị trường như Nhật Bản và Hàn Quốc. Với thị trường châu Âu, dù còn khó khăn, nhưng TCM vẫn nỗ lực giữ sản lượng từ khách hàng cũ và tìm kiếm đối tác mới để dần gia tăng thị phần trong năm nay”, ông Song thông tin.

Tag: kinhte-tuoitre

How useful was this post?

Click on a star to rate it!

Average rating 5 / 5. Vote count: 8

No votes so far! Be the first to rate this post.