Thủ tướng: ‘Doanh nghiệp tạo việc làm cho dân, không có lý do gì gây phiền hà’

Thủ tướng: ‘Doanh nghiệp tạo việc làm cho dân, không có lý do gì gây phiền hà’ – rss

kinh doanh - Ảnh 1.

Phiên họp Chính phủ thường kỳ – Ảnh: VGP

Cuộc họp cho ý kiến về 5 dự án luật gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch; Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Hải quan, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng.

Không phát sinh thêm thủ tục, cắt giảm ít nhất 30%

Cho ý kiến về từng dự án luật, Thủ tướng nói đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, cần đảm bảo tính thuận thiên, khai thác tối đa tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của đất nước, của vùng, của địa phương, phát huy được sức mạnh, cộng hưởng được nguồn lực.

Về dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), yêu cầu là không phát sinh thủ tục mới, phải cắt giảm ít nhất 30% thủ tục và thời gian, chi phí tuân thủ; đảm bảo quyền tự do kinh doanh, tạo điều kiện đưa vốn vào sản xuất, kinh doanh, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người dân, doanh nghiệp, giảm tiền kiểm, tăng cường hậu kiểm.

Phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế của Việt Nam, các FTA đã ký kết; nghiên cứu dùng dự án luật này để sửa nhiều luật khác có liên quan để tháo gỡ các vướng mắc, những nội dung còn mâu thuẫn, không phù hợp thì áp dụng luật này.

“Khi người ta bỏ tiền ra kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân, không có lý do gì lại gây phiền hà, ách tắc cho họ”, Thủ tướng nêu quan điểm.

Về dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi), cần phải nuôi dưỡng nguồn thu; giảm tỉ trọng chi thường xuyên, còn chi đầu tư phát triển dứt khoát phải tăng lên; quản lý, kiểm soát nợ công, bội chi ngân sách bảo đảm hiệu quả, khả năng trả nợ; tăng ngân sách dự phòng, phân cấp phân quyền và tăng vai trò giám sát. 

Với một số luật khác, Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu quy định theo hướng đấu thầu hoặc chỉ định thầu đều phải đạt mục tiêu hoàn thành dự án bảo đảm đúng thời gian, đúng chất lượng, không đội giá. 

Mở rộng áp dụng hợp tác công tư với tất cả các lĩnh vực; phân biệt rõ về tiêu chuẩn, tiêu chí khác nhau giữa chủ đầu tư và nhà thầu; xử lý nghiêm các trường hợp khai lậu thuế…

kinh doanh - Ảnh 2.

Thủ tướng Phạm Minh Chính – Ảnh: VGP

Bỏ tư duy không biết mà vẫn quản, không quản được thì cấm

Kết luận, Thủ tướng yêu cầu các bộ trưởng, trưởng ngành tập trung chỉ đạo, khẩn trương hoàn thiện hồ sơ các dự án luật theo đúng quy định để trình Quốc hội. 

Trên cơ sở các ý kiến cần hoàn thiện các dự án luật, tiếp tục rà soát, quán triệt, cụ thể hóa, thể chế hóa tất cả chủ trương, đường lối, vướng mắc về thể chế, đặc biệt là cắt giảm các thủ tục rườm rà, giảm thời gian, chi phí tuân thủ, đẩy mạnh số hóa, công khai, minh bạch, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

Tăng cường phân cấp, phân quyền tối đa đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi, thiết kế công cụ để tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực. Tăng phân cấp với tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”. 

Bỏ tư duy “không biết mà vẫn quản, không quản được thì cấm”, thực hiện “không biết thì không quản”, ai làm tốt nhất thì giao việc, những gì doanh nghiệp và người dân làm tốt hơn thì thiết kế quy định để người dân và doanh nghiệp làm.

Các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ được giao chủ trì soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết chủ động phối hợp với các cơ quan của Quốc hội trong việc trình, tiếp thu, hoàn thiện, trình các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết; báo cáo cấp có thẩm quyền đối với các vấn đề phát sinh.

Tag: kinhte-tuoitre

How useful was this post?

Click on a star to rate it!

Average rating 5 / 5. Vote count: 8

No votes so far! Be the first to rate this post.