Hàng không Việt Nam ‘bung lụa’

Hàng không Việt Nam ‘bung lụa’ – rss

hàng không Việt Nam - Ảnh 1.

Hành khách lên máy bay từ sân bay Nội Bài (Hà Nội) về TP.HCM – Ảnh: T.T.D.

Số liệu phục hồi ấn tượng, các đường bay quốc tế mới liên tiếp khai trương, liên danh chiến lược với các hãng nước ngoài được ký kết… giúp hàng không Việt Nam từng bước dịch chuyển khỏi thị trường nội địa đang cạnh tranh gay gắt sang biên lợi nhuận cao hơn ở mảng quốc tế.

Tăng trưởng ổn định

Theo số liệu từ Cục Hàng không Việt Nam, nửa đầu năm 2025, toàn thị trường đạt 41,3 triệu lượt khách, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2024. Đáng chú ý, thị trường quốc tế đạt 23 triệu lượt khách, tăng tới 13%; còn thị trường nội địa vẫn giữ nhịp tăng 7% với 18,4 triệu lượt khách.

Ông Nguyễn Văn Nhung, kế toán trưởng Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), nhận xét thị trường quốc tế gần như đã hồi phục toàn diện. Các thị trường lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Đông Nam Á, Ấn Độ, Úc đều tăng trưởng ổn định.

Đây là cơ sở quan trọng để ACV tiếp tục đầu tư nâng cấp hạ tầng, nâng cao chất lượng phục vụ 22 sân bay trên cả nước. ACV hiện quản lý 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa, cung cấp dịch vụ an ninh, mặt đất, phục vụ hành khách và khai thác chuyến bay cho hầu hết các hãng bay trong và ngoài nước.

Sự hồi phục mạnh mẽ của khách quốc tế không chỉ giúp tăng doanh thu dịch vụ mặt đất mà còn tạo nguồn lực đầu tư để giải quyết “nút thắt” hạ tầng – từ tình trạng quá tải ở các sân bay lớn như Nội Bài, Tân Sơn Nhất đến yêu cầu nâng cấp dịch vụ tại các sân bay du lịch như Cam Ranh, Phú Quốc.

Vị này phân tích giá vé nội địa dù được kiểm soát mức trần nhưng áp lực cạnh tranh khiến các hãng phải tung vé rẻ, khuyến mãi dày đặc để giành khách. Trong bối cảnh đó, biên lợi nhuận từ vé nội địa gần như chạm trần. 

Chính vì vậy, đẩy mạnh quốc tế, phủ mạng lưới bay là lựa chọn tất yếu để mở ra biên lợi nhuận mới, phục vụ nhóm khách chi tiêu cao, đồng thời giúp ngành du lịch Việt Nam thu hút ngoại tệ trực tiếp.

Vietnam Airlines đang là hãng dẫn đầu xu hướng này khi đầu tháng 7 đã khai trương đường bay thẳng Hà Nội – Milan (Ý), nâng tổng số đường bay thẳng châu Âu lên 10 tuyến.

Song song, Vietnam Airlines còn công bố hợp tác liên danh (codeshare) với Saudia Airlines – hãng hàng không quốc gia Saudi Arabia. 

Thỏa thuận này cho phép hành khách Việt Nam đến Jeddah, Riyadh chỉ với một lần đặt vé, làm thủ tục duy nhất, đồng thời tích lũy dặm bay liên minh SkyTeam.

Đại diện Vietnam Airlines cho biết hợp tác liên danh với Saudia Airlines mở ra kết nối mới giữa Việt Nam và Trung Đông – một thị trường giàu tiềm năng du lịch, hành hương và thương mại với khả năng chi tiêu cao. 

Đây là nước đi chiến lược trong bối cảnh Trung Đông đang thu hút khách du lịch quốc tế bằng dịch vụ sang trọng, văn hóa độc đáo, đồng thời là điểm trung chuyển quan trọng nối Đông – Tây.

Hãng giá rẻ và hãng ngoại cùng gia nhập cuộc đua

Không chỉ hãng truyền thống, hãng hàng không chi phí thấp Vietjet cũng đẩy mạnh phủ sóng quốc tế, tập trung vào thị trường Trung Quốc – nguồn khách lớn nhất trước dịch COVID-19 và được kỳ vọng sẽ trở lại mạnh mẽ khi chính sách visa nới lỏng.

Ngay đầu tháng 7, hãng khai trương đường bay thẳng Hà Nội – Thành Đô, nối tiếp mạng lưới dày đặc từ Hà Nội và TP.HCM đến Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Tây An. Các chuyến bay khai thác 4 ngày/tuần, giờ bay đêm tối ưu cho khách công tác và du lịch.

Anh Nguyễn Hưng, thường xuyên đi du lịch, cho biết trước đây đi công tác phải quá cảnh Quảng Châu, tốn thời gian và chi phí. Nay có chuyến thẳng, giờ bay đêm hợp lý, giá vé cạnh tranh, tiện hơn nhiều cho người đi công tác và du lịch. Không chỉ hãng Việt Nam nhìn thấy cơ hội, hãng nước ngoài cũng nhanh chân khai thác tiềm năng du lịch Việt Nam.

Scoot, hãng giá rẻ thuộc Singapore Airlines, vừa công bố khai thác tuyến bay thẳng Singapore – Cam Ranh từ 21-11 tới với tần suất 2 chuyến/tuần, dự kiến nâng lên 5 chuyến/tuần từ tháng 1-2026. Đây là tuyến bay đầu tiên nối trực tiếp Singapore và Cam Ranh.

Đại diện Công ty cổ phần Nhà ga quốc tế Cam Ranh nhận định Scoot chọn Cam Ranh cùng Đà Nẵng và Kota Bharu (Malaysia) để mở mạng lưới Đông Nam Á cho thấy tiềm năng du lịch biển Việt Nam. Tuyến bay không chỉ phục vụ người dân Khánh Hòa mà còn hút khách Singapore và khách quốc tế trung chuyển qua Changi – một trong những trung tâm trung chuyển hàng đầu thế giới.

Việc Scoot mở tuyến bay đến Cam Ranh được kỳ vọng sẽ tạo cú hích cho ngành du lịch địa phương, từ khách sạn, resort đến vận tải, hướng dẫn viên, dịch vụ ăn uống, đồng thời hỗ trợ Khánh Hòa khẳng định vị thế trung tâm du lịch biển hàng đầu Việt Nam.

Cạnh tranh ngày càng lớn

Ông Nguyễn Văn Nhung nhận định dù ngành hàng không đang sôi động chở khách quốc tế, mở thêm nhiều đường bay thẳng và hâm nóng du lịch Việt Nam nhưng một “nút thắt” lớn vẫn chưa được tháo gỡ chất lượng trải nghiệm tại các sân bay, đặc biệt ở khâu xuất nhập cảnh.

Tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (TP.HCM), cửa ngõ hàng không lớn nhất cả nước, vào giờ cao điểm, hàng trăm hành khách phải chôn chân, nhích từng bước, có người mất tới 1 – 1,5 tiếng mới hoàn tất thủ tục nhập cảnh.

Một doanh nghiệp lữ hành cho rằng hình ảnh du khách quốc tế chen chúc trong sảnh chật chội để được đóng dấu hộ chiếu không phải là lời chào đón nồng ấm mà Việt Nam muốn gửi đến bạn bè quốc tế.

“Trong khu vực, nhiều nước đã đẩy mạnh cải thiện trải nghiệm sân bay thêm e-gate tự động, tăng quầy kiểm soát, cải thiện quy trình luồng khách. Việt Nam nếu không bắt kịp sẽ dễ bị khách du lịch so sánh và “chọn đi nơi khác” – nơi họ được chào đón nhanh chóng, tiện lợi hơn”, vị này nói.

Hàng không Việt Nam "bung lụa" - Ảnh 2.Giá vé máy bay hè leo thang sau mùa thi

Sau kỳ thi các cấp, mùa du lịch hè bước vào cao điểm. Nhu cầu đi lại tăng vọt đẩy giá vé máy bay nội địa nhiều chặng “nóng” lên cao, có khi vượt cả giá vé quốc tế như Thái Lan, Hàn Quốc…

Tag: kinhte-tuoitre

How useful was this post?

Click on a star to rate it!

Average rating 5 / 5. Vote count: 9

No votes so far! Be the first to rate this post.